Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 134)

Công trình thi công xong phải được nghiệm thu về khối lượng, chất lượng, giá trị và bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý và duy tu bảo dưỡng theo nguyên tắc:

- Đối với các tuyến đường do huyện quản lý: việc nghiệm thu phải thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

+ Phòng Công thương huyện có kế hoạch quản lý và sữa chữa hàng năm đối với từng tuyến đường.

+ Giao cho Hạt giao thông huyện quản lý trong quá trình khai thác sử dụng và sữa chữa thường xuyên các tuyến đường.

- Đối với các tuyến đường do xã và thôn quản lý

+ Đối với quản lý xây dựng nông thôn mới xã tổ chức nghiệm thu, có mời phòng Công thương huyện.

+ Tổ chức từng đoạn tuyến cho các thôn, xóm quản lý và bảo dưỡng hàng năm; + UBND xã chịu trách nhiệm sữa chữa định kỳ và sữa chữa đột xuất nếu có.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qúa trình hình thành và phát triển hệ thống đường GTNT gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình tổ chức và thực hiện sản xuất nhằm phục vụ đời sống xã hội nói chung, ở đâu có sự xuất hiện của con người thì ở đó có xuất hiện nhu cầu giao thông.

Hệ thống đường GTNT có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay, thúc đẩy quá trình phát triển về mặt tổ chức không gian sống của cộng đồng dân cư, tạo ra kiến trúc, cảnh quan hiện đại ở khu vực nông thôn, đồng thời góp phần giải quyết lao động và việc làm cho xã hội và cộng đồng dân cư.

Việc quản lý hệ thống đường GTNT có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo huy động và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực trong việc duy trì và phát triển hệ thống GTNT, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của xã hội, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ.

Hiện nay 100% các xã trên địa bàn huyện Thanh Liêm có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện đã được kết nối, tạo sự liên hoàn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đủ các điểm dân cư, các vùng sản xuất chuyên canh, các khu công nghiệp và phục vụ tương đối tốt cho sự đi lại của các phương tiện cơ giới loại nhỉ và trung bình (có tải trọng từ 5 - 10 tấn).

Tổng chiều dài hệ thống đường GTNT huyện Thanh Liêm ....km, trong đó: đường huyện ....km, chiếm ...%; đường xã; đường thôn, xóm; đường sản xuất... tổng chiều dài hệ thống đường GTNT.

* Các ưu điểm trong Quản lý hệ thống GTNT huyện Thanh Liêm - Quy hoạch phát triển GTNT đảm bảo phù hợp trước mắt và lâu dài. - Công tác xây dựng thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

- Công tác kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ, sâu rộng.

* Những hạn chế trong Quy hoạch hệ thống đường GTNT huyện Thanh Liêm - Công bố và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, số liệu phục vụ công tác quản lý còn thiếu chính xác.

- Công tác xây dựng:

+ Cán bộ giao thông cấp xã còn nhiều hạn chế.

+ Cơ cấu vốn đầu tư chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, chưa huy động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng.

+ Đường huyện vẫn còn những đoạn tuyến chỉ đạt đường loại A-GTNT; đường xã chủ yếu là đường loại A, B-GTNT. Quy mô đường thôn, xóm, đường sản xuất nhỏ hẹp, rất nhiều đường chưa đạt loại A, B-GTNT.

- Bảo trì đường theo kế hoạch chưa được thực hiện đối với cấp xã. Chưa có cơ chế quản lý khai thác, bảo trì đối với đường thôn, xóm đường sản xuất.

Đối với một hệ thống lớn như vậy, việc thống nhất quản lý ở các cấp là rất cần thiết, công tác quản lý đòi hỏi phải thường xuyên được hoàn thiện nâng cao, để phù hợp với thực tiễn phát triển của hệ thống đường GTNT trong tình hình mới. Các giải pháp cần áp dụng trong thời gian tới:

- Làm tốt quy hoạch và kế hoạch xây dựng đường GTNT - Tổ chức quản lý đường GTNT trên địa bàn

- Phân công quản lý hệ thống đường GTNT một cách hợp lý - Huy động và sử dụng vốn cho các công trình GTNT

- Tận dụng các lợi thế và nguồn lực của cộng đồng - Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình.

5.2 Kiến nghị

- Quy hoạch phát triển GTNT huyện Thanh Liêm cần được cập nhật năm một lần.

- Duy trì cơ chế vốn đầu tư cho phát triển GTNT cho từng dự án theo cơ ché vốn: Đối với đường trục xã theo tỷ lệ Tỉnh - huyện - xã là 50% - 25% - 25%; đối với đường thôn, xóm, đường sản xuất theo tỷ lệ Tỉnh - địa phương là 30% -

70%; đối với cầu GTNT ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường GPMB do địa phương đảm nhận.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Phòng chuyên môn của huyện trong quản lý, đầu tư phát triển GTNT.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, chuyên môn đối với cấp huyện, cấp xã.

- Xây dựng hệ thống số liệu hiện trạng đường GTNT làm cơ sở cho công tác quy hoạch, sử dụng và điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng bản đồ hiện trạng hệ thống GTNT.

- Phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập đối với đường thôn, xóm, đường trục chính nội đồng.

- Việc xây dựng các công trình GTNT phải tiến hành bằng nhiều hình thưc, có sự lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình.

- Cần tuyên truyền phổ biến việc xây dựng hương ước làng có nội dung tham gia của cộng đồng dân cư, trong việc xây dựng và bảo dưỡng các con đường nơi mà họ sinh sống./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

2. Báo điện tử Hưng Yên (2011). Xây dựng đường GTNT ứng dụng công nghệ vật liệu mới: Mô hình cần được nhân rộng, Truy cập ngày 23/02/2015 từ baohungyen.vn.

3. Bộ Giao thông vận tải (2011). Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 về hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

4. Bộ Giao thông vận tải (2011). Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18//2011

hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

5. Bộ Giao thông vận tải (2013). Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013

Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

6. Bộ Giao thông vận tải (2014). Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013). Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

8. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

9. Chính phủ (2010). Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

10. Chính phủ (2012). Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

11. Chính phủ (2012). Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

12. Chính phủ (2013). Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

13. Chính phủ (2014). Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2015 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

14. Nguyễn Ngọc Đông (2012). Bài báo “Giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn”, Truy cập ngày 23/02/2015 từ Báo điện tử Cục đường bộ Việt Namhttp://www.drvn.gov. vn.

15. Lê Thị Bích Lan (2008). “ Nghiên cứu Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

16. Hồ Thị Thúy Lan (2011). Giao thông nông thôn khi Nhà nước và nhân dân cùng làm, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://www.quynhluuonline.com.

17. Đặng Thị Xuân Mai (2011). Đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư, trường Đại học GTVT.

18. Quốc hội (2008). Luật số 23/2008/QH12 về giao thông đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://www.tracuuphapluat.info/.

19.TCN 4054 - 2005, Đường ô tô yêu cầu và thiết yếu. TCN (1992), Tiêu chuẩn ngành 22TCN - 210 - 92 (1993), đường GTNT tiêu chuẩn thiết kế.

20. Tỉnh ủy Hà Nam (2011). Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25/8/2011 về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hà Nam đến năm 2015.

21.Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn.

22. Đỗ Hoàng Tùng (2012). “ Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

23.UBND huyện Thanh Liêm (2010), Quy hoạch phát triển GTNT huyện Thanh Liêm đến 2020, định hướng đến năm 2030.

24. UBND huyện Thanh Liêm (2015), Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2010 - 2015 huyện Thanh Liêm.

25. UBND tỉnh Hà Nam (2011). Kế hoạch số 1333/KH-UBND ngày 23/9/2011 về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hà Nam đến năm 2015.

26.Viện chiến lược phát triển GTVT-Bộ GTVT (2011), Báo cáo Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

27.Viện chiến lược phát triển GTVT-Bộ GTVT (2011), Báo cáo cập nhật và hoàn thiện chiến lược phát triển GTNT Việt Nam vùng đồng bằng sông Hồng.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu phỏng vấn cấp xã về thông tin kinh tế xã hội và giải phóng mặt bằng

Người điều tra:...

Code: ...

Xã...

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG I. THÔNG TIN CHUNG 1.1 Họ và tên người trả lời phỏng vấn: ...

1.2 Tuổi: ...

1.3 Dân tộc:...

1.4 Giới tính ... ...

1.5 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ Ghi rõ chuyên môn cụ thể [ ] Trên trung cấp [ ] Trung cấp [ ] Sơ cấp [ ] Đào tạo ngắn hạn [ ] Chưa qua đào tạo 1.6 Chức vụ:...

II. THÔNG TIN PHỎNG VẤN 2.1 Diện tích đất của xã là bao nhiêu Ha?... 2.2 Dân số hiện tại:...người/hộ.

2.3 Thành phần dân tộc?

2.4 Các đơn vị hành chính (bao nhiêu thôn, phố):... Cụ thể: 1. Thôn:...2. Thôn:... 3. Thôn:...4. Thôn:... 5. Thôn:...6. Thôn:... 7. Thôn:...8. Thôn:... 9. Thôn:...10. Thôn:... Phố:... 2.5 Các thành phần kinh tế chủ yếu ở xã là gì? 1. Nông nghiệp: Bao nhiêu người:...Chiếm tỷ lệ:...

Bao nhiêu hộ:...Chiếm tỷ lệ:...

2. Thủ công nghiệp: Bao nhiêu người:... Chiếm tỷ lệ:...

Bao nhiêu hộ:...Chiếm tỷ lệ:...

3. Thương mại -DV: Bao nhiêu người:...Chiếm tỷ lệ:...

Bao nhiêu hộ:...Chiếm tỷ lệ:...

4. Khác (ghi rõ): Bao nhiêu người:... Chiếm tỷ lệ:...

Bao nhiêu hộ:...Chiếm tỷ lệ:...

2.6 Bình quân thu nhập một người bao nhiêu đ/tháng?...

2.7 Lãnh đạo xã và người dân có thông tin về chính sách đền bù tái định cư của các dự án xây dựng GTNT như thế nào? [ ] Đầy đủ [ ] Một phần [ ] Hoàn toàn không biết [ ] Ý kiến khác Nêu cụ thể ý kiến khác (nếu có):...

...

2.8 Các hộ bị ảnh hưởng về đất được giải quyết đền bù như thế nào? [ ] Được trả bằng tiền đền bù Bao nhiêu hộ?...

[ ] Được trả bằng đất thay thế Bao nhiêu hộ?...

2.9 Các hộ bị ảnh hưởng về tài sản trên đất được giải quyết đền bù như thế nào? [ ] Được trả bằng tiền đền bù Bao nhiêu hộ?...

[ ] Được trả bằng hình thức khác Bao nhiêu hộ?...

Cụ thể hình thức khác đó là gì?...

2.10 Các đánh giá, kiến nghị của xã về công tác đền bù GPMB và tái định cư khi thực hiện các dự án xây dựng đường GTNT: ...

...

2.11 Ông (bà) có thể cho một vài nhận xét về khả năng đáp ứng của hệ thống đường trục xã đối với nhu cầu giao thông của các phương tiện từ 5 - 7 tấn? ...

... 2.12 Nhân dân có đồng tình với chủ trương phát triển GTNT hay không?

[ ] Có [ ] Không

2.13 Trên địa bàn xã có bao nhiêu công trình đường GTNT có sự tham gia đóng góp của người dân và các doanh nghiệp?... 2.14 Từ năm 2009 - 2014 có bao nhiêu hộ dân tham gia đóng góp để xây dựng đường GTNT trên địa bàn?... 2.15 Từ năm 2009 - 2014 có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia đóng góp để xây dựng đường GTNT trên địa bàn?... 2.16 Hình thức đóng góp?

[ ] Đóng góp bằng tiền [ ] Đóng góp bằng công lao động [ ] Đóng góp bằng nguyên vật liệu [ ] Đóng góp bằng hình thức khác 2.17 Tỷ lệ đóng góp của người dân?

[ ] Đóng góp theo hộ gia đình Bao nhiêu đồng/1hộ?... [ ] Đóng góp theo nhân khẩu Bao nhiêu đồng/1hộ?... [ ] Tự nguyện đóng góp Bao nhiêu đồng?... [ ] Không có sự đóng góp của người dân

2.18 Tỷ lệ đóng góp của Doanh nghiệp?

[ ] Đóng góp theo doanh nghiệp Bao nhiêu đồng/1DN?... [ ] Đóng góp theo diện tích đất Bao nhiêu đồng/1m2?... thuê để sản xuất kinh doanh

[ ] Đóng góp theo doanh thu Bao nhiêu đồng/1tr.đ doanh thu?... trong báo cáo tài chính

[ ] Tự nguyện đóng góp Bao nhiêu đồng?... [ ] Không có sự đóng góp của doanh nghiệp

Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra về thông tin GPMB và sự đóng góp của người dân khi thực hiện dự án phát triển đường giao thông nông thôn

Ngày điều tra:...

Code: ...

Xã..., huyện ...

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1 Họ và tên người trả lời phỏng vấn: ...

1.2 Tuổi: ...

1.3 Dân tộc:...

1.4 Giới tính ... ...

1.5 Nghề nghiệp:...

1.6 Quan hệ với chủ hộ:...

1.7 Số nhân khẩu sống và ăn chung cùng chủ hộ:... Trong đó: Nam:... người Nữ:...người Số người đi làm có thu nhập:...người

1.8 Gia đình có thuộc diện chính sách đang được hưởng trợ cấp xã hội không?

[ ] Có [ ] Không

II. THÔNG TIN PHỎNG VẤN

2.1 Thông tin về hiện trạng đường giao thông nông thôn tại địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w