Nguồn số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 65)

Số liệu sơ cấp là số liệu mới, chưa được công bố, được thu thập bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng. Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm để thu thập số liệu. Để thu thập số liệu về quản lý HTĐGTNT, chúng tôi tiến hành điều tra như sau:

(a) Chọn mẫu điều tra

Bảng 3.5: Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn

Đối tượng được phỏng vấn Số lượng mẫu

1. Cấp huyện 3

- Lãnh đạo huyện (Phòng công thương) 1

- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông 2

2. Cấp xã 96

- Lãnh đạo xã (Chủ tịch xã) 3

+ Thị trấn Thiện Khê 1

+ Xã Thanh Phong 1

+ Xã Thanh Nghị 1

- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông 3

+ Thị trấn Thiện Khê 1

+ Xã Thanh Phong 1

+ Xã Thanh Nghị 1

- Người dân địa phương 90

+ Thị trấn Thiện Khê 30

+ Xã Thanh Phong 30

+ Xã Thanh Nghị 30

Tổng số 99

(b) Xây dựng bảng hỏi

Để có thể nghiên cứu tình hình quản lý HTĐGTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đã được thiết kế sẵn. Nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã xây dựng 2 mẫu phiếu cho hai đối tượng chính như sau:

- Cán bộ chuyên trách mảng giao thông cấp xã: Những thông tin chung của người được phỏng vấn, một số chỉ tiêu thể hiện tình hình chung của xã như: Tổng diện tích đất, tổng số hộ/xã, tỷ lệ hộ giàu nghèo trong xã,…; Thực trạng HTĐGTNT trên địa bàn xã: Bao gồm những loại đường nào, số km các loại đường, tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường,… và tình hình quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn xã được thực hiện như thế nào trong thời gian qua.

- Mẫu phiếu dành cho người dân: Những thông tin chung của hộ được phỏng vấn, tình hình đóng góp trong xây dựng đường GTNT trong xã như thế nào, người dân tham gia quản lý, giám sát như thế nào đối với các công trình GTNT và đánh giá của người dân về công tác xây dựng cũng như khai thác sử dụng, bảo trì hệ thống đường GTNT trên địa bàn xã trong thời gian qua.

(c) Tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm

- Phỏng vấn theo bảng hỏi: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc với các bảng hỏi được xây dựng sẵn dành cho các đối tượng là: Cán bộ chuyên trách cấp xã và các hộ người dân. Cách xây dựng bảng hỏi và nội dung cụ thể của bảng hỏi đã được thể hiện qua phần xây dựng bảng hỏi và phụ lục đính kèm.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Là một công cụ quan trọng của PRA với hình thức phỏng vấn có hướng dẫn và một vài câu hỏi được xác định trước để thu thập những thông tin mang tính đại diện, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.

Các đối tượng được đề tài tiến hành phương pháp phỏng vấn này là cán bộ lãnh đạo cấp huyện (Trưởng phòng Công thương cấp huyện), và các cán bộ chuyên trách mảng giao thông cấp huyện; lãnh đạo cấp xã (Chủ tịch). Các thông

tin được phỏng vấn là tình hình chung về HTĐGTNT trong huyện, trong xã như thế nào, công tác quản lý HTĐGTNT trong thời gian qua được triển khai như thế nào?

- Phương pháp thảo luận nhóm: Một nhóm ít người thảo luận một vấn đề quan tâm chung được gọi là thảo luận nhóm có trọng tâm. Buổi thảo luận được định hướng bởi một loạt các câu hỏi chính. Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận cho nhóm đối tượng là người dân, một số cán bộ trưởng thôn,… để nhằm lắng nghe những chia sẻ về mức độ đóng góp và đánh giá của họ về thực trạng các công trình GTNT, cũng như đánh giá về công tác quản lý HTĐGTNT trong thời gian qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 65)