Philippins và Thái Lan là hai nước đầu tiên ở Nam Á tiến hành phân cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn vì người nghèo. Các nước này đã thu được những bài học đáng kể về những hoạt động hiệu quả và những hoạt động không hiệu quả. Điều này được thể hiện ở một số sửa đổi trong các quy định của chính quyền địa phương. Kết quả của quá trình phân cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng đã trở nên phù hợp hơn, tập trung nhiều hơn tới các nhóm ưu tiên, hữu ích và hiệu quả hơn. Sự tham gia hiệu quả của các nhóm thụ hưởng đường giao thông được xem là yếu tố then chốt cho việc phân cấp hiệu quả dịch vụ cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
Ở Indonêsia: Cung cấp một khoản tài trợ cho mỗi cộng đồng về dự án cơ sở hạ tầng, và không đòi hỏi việc chia sẻ kinh phí. Nó cho phép dân làng được trả tiền khi thực hiện công việc. Hai phần ba số làng được lựa chọn để cải thiện đường. Trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công trình đường bộ có lẽ đòi hỏi nhiều lao động nhất.
Ở Phần Lan và Thuỵ Sỹ: Hai phần ba mạng lưới đường bộ thuộc tư nhân và được quản lý trực tiếp bởi chủ sở hữu đất. Cả hai nước đều khuyến khích cộng đồng hình thành hiệp hội đường bộ và đăng ký quyền sở hữu đường theo Luật đường bộ tư nhân. Những nỗ lực tạo ra những công cụ tương tự đang thực hiện tại Latvia và Zambia.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, việc lập kế hoạch và quản lý đường nông thôn thường tập trung tại các cơ quan công trình công cộng, họ không được uỷ quyền hay khuyến khích để mở rộng phạm vi phục vụ ra xa hơn lựa chọn kỹ thuật. Tuy nhiên, người dân cần phải tham gia vào việc lập kế hoạch đường bộ nếu dự án đường bộ nhằm giải quyết những nhu cầu của người dân và họ muốn tạo ra ý thức về quyền sở hữu. (Cơ sở Kiến thức Giao thông Nông thôn (2001),