Tổ chức quản lý đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 126)

Cơ sở hạ tầng GTNT là tài sản có giá trị lớn, do cộng đồng và dân cư địa phương cùng khai thác sử dụng; xây dựng đã khó nhwng quản lý để sử dụng lâu dài, có hiệu quả lại càng khó khăn hơn.

Để tổ chức đủ dảm đương nhiệm vụ quản lý mạng lưới GTNT, cần tiếp tục giải quyết hoàn thiện các nội dung:

Công tác tổ chức:

- Bộ Giao thông vận tải: Với chức năng quản lý lĩnh vực chuyên ngành, có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách; định hướng quy hoạch phát triển chung và cho từng khu vực theo các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp kỹ thuật mới trong xây dựng GTNT; tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ phong trào GTNT trên toàn quốc.

Hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các cán bộ quản lý ở địa phương. Tăng cường năng lực quản lý GTNT từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.

- Sở Giao thông vận tải: là cấp trực tiếp chỉ đạo phong trào xây dựng GTNT ở địa phương, cần đặc biệt quan tâm giúp các huyện trong khâu lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng GTNT trên địa bàn. Giúp Tỉnh sử dụng nguồn vốn xây dựng GTNT có hiệu quả.

- Cấp huyện: được coi là quan trọng nhất trong việc chỉ đạo thực hiện và xây dựng GTNT. Vì vậy, cần phải tăng cường lực lượng quản lý ở cấp huyện, nâng cao năng lực trong quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường huyện. Tốt nhất là có phong trào giao thông huyện, thực hiện việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng GTNT, kế hoạch quản lý và bảo trì. Phòng Công thương huyện tham mưu giúp lãnh đạo huyện ra quyết định về việc tổ chức phong trào làm GTNT, quyết định việc huy động và sử dụng lao động, vốn trong dân và cộng đồng. Huyện nên cử Phó chủ tịch Huyện chuyên trách chỉ đạo công việc này.

Để công tác quản lý GTNT trên địa bàn huyện ngày càng sát với thực tế, cần có sự theo dõi cập nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh giải pháp thực hiện cácc chính sách cho kịp thời, đồng thời nhất thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin về giao thông tại địa phương.

- Cấp xã: Ở các xã cũng cần cử Ủy viên Ủy ban nhân dân xã chuyên trách để chăm lo công tác xây dựng và quản lý, bảo trì các công trình giao thông thuộc phạm vi xã mình quản lý.

Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, quy hoạch bằng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật.

Như vậy: ở cả cấp huyện và cấp xã cần có hệ thống trực tiếp quản lý cầu

đường GTNT hoàn chỉnh dưới các hình thức: ở huyện cần duy trì Hạt giao thông huyện làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường huyện; ở xã cần áp dụng hình thức khoán cho nhân dân các thôn, xóm quản lý đường thôn,

xóm, đường trục chính nội đồng; UBND xã thực hiện quản lý đường xã, đảm bảo mỗi cây số đường, mỗi cây cầu phải có chủ quản lý, cần phải xây dựng cơ chế khoán chặt chẽ, hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w