Phân công quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 128)

Đây là một khâu trọng yếu để đảm bảo tính khai thác một cách bình thường mạng lưới GTNT nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư cho GTNT.

- Về đội ngũ quản lý:

+ Cán bộ giao thông xã phải có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật cầu đường, để hiểu biết được chức năng của từng bộ phận thiết kết cấu công trình (cầu, đường, cống...)

Hướng dẫn các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xã phường với bà con trong thôn, xã bảo vệ và giữ an toàn các bộ phận và kết cấu công trình, cam kết không có hành vi xâm hại đến công trình.

Người cán bộ giao thông xã cần được cơ cấu trong nhiều năm để nắm sâu hơn về mạng lưới giao thông thuộc xã mình. Có như vậy mới tham mưu sâu hơn về mạng lưới giao thông thuộc xã mình. Có như vậy mới tham mưu sâu hơn, chính xác hơn hướng đầu tư và biện pháp kỹ thuật của từng đoạn đường, từng cây cầu, cống cho UBND xã. Và họ cũng sẽ có những biện pháp hữu hiệu nhất để khôi phục giao thông khi có thiên tai xảy ra.

- Mỗi thôn xóm, mối làng xã cần xây dựng hương ước làng có nội dung quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ, duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông công cộng của chính địa phương mình đang sinh sống.

Việc xây dựng hương ước dựa trên cơ sở các văn bản có tính pháp quy, quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành về quản lý khai thác và bảo vệ các công trình GTNT.

- Thực hiện khoán tuyến cho từng thôn, xóm để thực sự gắn mỗi thôn, xóm với mỗi con đường, mỗi cây cầu của thôn xã họ, để người dân nhận thức được rằng các công trình giao thông này là của chính mình, mình làm chủ để nâng cao trách nhiệm và ý thức bảo vệ để khai thác có hiệu quả nhất. Ngân sách

huyện nên có một khoản kinh phí nhất định hỗ trợ công tác duy tu, bảo dưỡng hàng năm.

- Đối với các tuyến đường huyện

+ Do huyện quyết định đầu tư và làm chủ đầu tư, thực hiện công tác quản lý, giám sát chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, bảo hành công trình đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, sữa chữa định kỳ và sửa chưa đột xuất nếu có.

+ Công trình sau khi hoàn thành sẽ giao cho Hạt giao thông huyện quản lý khia thác và sữa chữa thường xuyên.

Các nội dung nêu trên được thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật giao thông, Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn dưới luật của các cấp, các ngành về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về quản lý đầu tư, xây dựng.

- Đối với các tuyến đường xã, thôn, xóm, đường trục chính nội đồng + Do UBND các xã quyết định đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sữa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.

UBND các xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã làm chủ đầu tư thực hiện công tác quản lý xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường theo quy định, đồng thời lập Ban giám sát cộng đồng xã để thực hiện giám sát viẹc thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình...

Việc tổ chức giám sát công trình trong quá trình thi công do chủ đầu tư tổ chức, hoặc có thể hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát.

+ Riêng các công trình do nhân dân tự góp vốn đầu tư trong phạm vi thôn, xóm, cộng đồng dân cư của mình, không cần thực hiện theo các quy định hiện hành, để nhân dân tự quản lý việc đầu tư xây dựng; cán bộ giao thông xã và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân.

+ Công trình sau khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng, được bàn giao và khoán cho từng thôn, xóm trực tiếp khai thác sử dụng và sữa chữa thường

xuyên; sữa chữa định kỳ và sữa chữa đột xuất do UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện.

+ Phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập đối với đường thôn, xóm, đường trục chính nội đồng và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo trì đường nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w