Phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 103)

- UBND huyện Thanh Liêm thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống đường GTNT trong phạm vi toàn huyện.

- UBND huyện giao nhiệm vụ thực hiện cho cơ quan chuyên môn của huyện là Phòng Công thương huyện, trực tiếp tham mưu giúp UBND huyện quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện.

- UBND huyện giao cho Hạt giao thông huyện là đơn vị thực hiện công tác quản lý khai thác sử dụng, sữa chữa thường xuyên đường huyện trên địa bàn.

* Đối với UBND xã, thị trấn

Bảng 4.10: Bảng phân cấp đối tượng thực hiện đầu tư

Loại đường Đối tượng thực hiện

Đường huyện Ngân sách huyện đầu tư

Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp Đường xã (đường liên xã) Do ngân sách xã đầu tư

Ngân sách tỉnh và ngân sách huyện hỗ trợ

Nguồn vốn do sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và các nguồn vốn khác Đường thôn, xóm Do ngân sách xã đầu tư

Ngân sách huyện hỗ trợ

Nguồn vốn do sự đóng góp của nhân dân

Nguồn: Phòng Công thương huyện Thanh Liêm

- UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về GTNT và có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT đường bộ trong phạm vi địa phương quản lý.

- UBND xã quản lý đường trong phạm vi xã theo hình thức có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn (những người trực tiếp hưởng lợi từ công trình).

- Việc khai thác sử dụng, bảo trì các tuyến đường xã, liên xã giao trách nhiệm cho UBND xã, thị trấn thực hiện quản lý theo địa giới hành chính.

- Các xã, thị trấn được quyền xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm nhằm bảo vệ an toàn hệ thống đường và đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

- Bảo đảm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuống cấp của đường.

Thực tế những công việc đơn giản, không sử dụng vật liệu, không cần kỹ thuật cao như: phát cây, cắt cỏ, đào vét rãnh, hốt đất sụt do mưa bão... giao khoán cho các thôn, xóm có đường GTNT đi qua. Các công việc này chủ yếu do phát động của Đoàn thanh niên, hoặc dân cư các thôn xóm tự thực hiện.

* Phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý đầu tư xây dựng mới; cải tạo nâng cấp; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất các tuyến đường

- Chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư phải lập thành dự án đầu tư, hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

- UBND huyện và UBND xã có trách nhiệm quyết định phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp của UBND tỉnh, đối với Dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật, sau khi có kết quả thẩm định của Phòng Tài chính - KH huyện (đối với dự án) hoặc Phòng Công thương huyện (đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật).

Riêng trường hợp sử dụng vốn sự nghiệp có tính đầu tư xây dựng, có mức vốn đầu tư xây dựng dưới một tỷ đồng: Hạt giao thông huyện là chủ đầu tư; trường hợp này không phải lập thành báo cáo kinh tế kỹ thuật;

Hạt giao thông huyện căn cứ vào kế hoạch vốn sự nghiệp trong năm kế hoạch, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán xây dựng công trình.

Hạt giao thông huyện được giao quản lý nguồn vốn sự nghiệp giao thông để thực hiện sửa chữa thường xuyên các tuyến đường huyện.

- Trước khi lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, chủ đầu tư phải lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

+ Đối với các Báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, cấp xã, thì nhiệm vụ thiết kế của Báo cáo kinh tế kỹ thuật có tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng, phải được UBND tỉnh chấp thuật trên cơ sở thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

+ Nhiệm vụ thiết kế là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng công trình tiến hành lập thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình, thiết kế hoặc thiết kế bản vẽ thi công là một bộ phận trong hồ sơ dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư các dự án (nhóm A, B, C) xây dựng công trình đường GTNT trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

Nội dung phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình GTNT như bảng 4.11.

Người quyết định đầu tư xây dựng các công trình đường GTNT là người quyết định kết quả lựa chọn đơn vị thi công xây dựng công trình, đơn vị được lựa chọn phải đảm bảo đủ tư cách pháp nhân, có trình độ năng lực phù hợp để thực hiện thi công xây dựng công trình.

- Đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường xã, đường thôn, xóm và đường sản xuất.

+ UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã làm chủ đầu tư thực hiện các dự án nêu trên.

+ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tự lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình có giá trị đến 3 tỷ đồng; hoặc thuê đơn bị tư vấn có tư cách pháp nhân lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công có giá trị trên 3 tỷ đồng; sau đó trình cấp có thấm quyền thẩm định, phê duyệt dự án.

+ Chủ tịch UBND huyện quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 3 tỷ đồng. Chủ tịch UBND xã quyết định phê duyệt các Báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ đến 3 tỷ đồng.

Bảng 4.11: Bảng phân cấp đối tượng thực hiện quản lý đầu tư xây dựng mới

TT Nội dung Đối tượng

thực hiện Phạm vi thực hiện

- UBND xã - Xây mới; cải tạo, nâng cấp, bảo trì đường xã - Hạt giao thông

huyện

- Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa vừa các công trình đường huyện

- BQLXD NTM

xã - Xây mới; cải tạo, nâng cấp hệ thống đườngGTNT trên địa bàn xã 2 Lập và phê

duyệt nhiệm vụ

thiết kế

Chủ đầu tư xây dựng công trình

Lập và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế sau khi được đơn vị đầu mới thẩm định dự án, hoặc BC.KTKT thẩm định và được cơ quan thẩm quyền chấp thuận 3 Cơ quan đầu mối thẩm định DA hoặc BC.KTKT xây dựng công trình - UBND xã tổ

chức thẩm định Đối với BC.KTKT do UBND xã quyết địnhđầu tư (các cơ quan chuyên môn huyện hỗ trợ UBND trong quán trình thẩm định)

- Phòng TC - KH huyện

Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã

- Phòng Công thương huyện

Đối với BC.KTKT thuộc thẩm quyền phê duyệt của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã - Sở Kế hoạch

và Đầu tư Thẩm định NVTK của DA, hoặc BC.KTKTthẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, cấp xã có khai toán mức đầu tư trên 10 tỷ đồng

4 Thẩm

quyền chấp thuận nhiệm vụ

thiết kế

- UBND tỉnh DA, hoặc BC.KTKT có khái toán mức đầu tư trên 10 tỷ đồng (đầu mối thẩm định là Sở KH và ĐT)

- UBND cấp huyện

BC.KTKT thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, cấp xã có khái toán mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng

5 Thẩm quyền phê duyệt DA hoặc BC.KTKT - Chủ tịch UBND huyện phê duyệt

- Đối với DA, hoặc BC.KTKT xây dựng công trình do huyện làm chủ đầu tư

- Đối với DA, hoặc BC.KTKT sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN do tỉnh quản lý, có tỷ trọng vốn hỗ trợ đến 50% tổng mức đầu tư - Đối với BC.KTKT do Ban quản lý XD NTM xã làm chủ đầu tư và được NSNN hỗ trợ trên 3 tỷ đồng trong tổng giá trị công trình

- Chủ tịch UBND xã phê duyệt

- Đối với BC.KTKT xây dựng công trình do Ban QLXD NTM xã làm chủ đầu tư và được NSNN hỗ trợ đến 3 tỷ đồng trong tổng giá trị công trình

- Đối với DA hoặc BC.KTKT xây dựng công trình bằng nguồn vốn NS xã, huy động nhân dân, cộng đồng đóng góp và các nguồn vốn khác

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w