0
Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM DƯƠNG VĂN HỘI (Trang 39 -39 )

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế là nói đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.

Cùng với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, nhu cầu giao thông của xã hội ngày càng tăng, lưu lượng tham gia giao thông của các phương tiện vận tải có tải trọng lớn ngày một gia tăng, làm cho tải trọng tác động lên kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn với cường độ ngày càng lớn; bên cạnh đó mật độ phương tiện và người tham gia giao thông không ngừng gia tăng, trong khi khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn có giới hạn. Khi nhu cầu giao thông vượt giới hạn khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn, sẽ gây lên những tác động ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng các tuyến đường ở khu vực nông thôn, dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thông nông thôn cần phải được phát triển để đáp ứng, theo kịp sự phát triển của các ngành kinh tế và tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng gia tăng; từ đó làm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết đối với kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

Chính những tác động nói trên của yếu tố kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Các yếu tố kinh tế là những yếu tố khách quan, tác động đến công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, làm cho nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo trì hệ thống

đường giao thông nông thôn luôn tăng cùng tốc độ phát triển kinh tế. Nếu công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của các yếu tố kinh tế, sẽ dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thông nông thôn yếu kém, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Trong điều kiện các nguồn lực còn rất hạn hẹp, để giải quyết những vấn đề nêu trên, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải thường xuyên được hoàn thiện và thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Thực tế đặt ra vấn đề quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không chỉ ở quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến đường; mà còn phải thực hiện quản lý trong quá trình khai thác sử dụng sau quá trình đầu tư.

Người dân địa phương rất phấn khởi về các dự án làm đường giao thông của huyện và của xã, bởi vì lợi ích to lớn mà đường giao thông sẽ mang lại cho họ. Có nhiều hộ cho rằng cuộc sống của gia đình họ được cải thiện nhờ có đường giao thông nông thôn. Sức lao động trong nông thôn được giải phóng và họ không phải gồng gánh trĩu nặng như trước đây nữa. Nhiều người dân đã được chăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế của xã nhất là những phụ nữ và trẻ em. Việc đi đến bệnh viện, ra chợ hay đi đến trường học trở nên thuận tiện hơn nhiều, giảm được nhiều thời gian và chí phí. Thị trường cũng như việc buôn bán của người dân được cải thiện.

Dù vậy, song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn thấp, tỷ lệ các hộ nghèo còn ở mức cao, nhận thức của người dân nông thôn trong việc tham gia xây dựng đường GTNT còn chưa cao, nên song song với việc xây dựng các con đường giao thông nông thôn cần hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư của mọi thành phần kinh tế và cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đểhọ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước, trở nên tự giác tham gia tích cực vào các chương trình làm đường giao thông nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM DƯƠNG VĂN HỘI (Trang 39 -39 )

×