0
Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Khái niệm về hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM DƯƠNG VĂN HỘI (Trang 25 -25 )

Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn là sự di chuyển người, phương tiện tham gia giao thông và hàng hoá trên các tuyến đường địa phương ở cấp huyện và cấp xã. Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận chuyển và con người. (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)

Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm

đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng. Đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói đường giao thông nói chung, đường giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá. (Theo Thông tư 32/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn)

Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, được định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh, các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn.

Phân loại đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường từ thôn xóm ra cánh đồng (đường phục vụ sản xuất). Các tiêu chí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-

CP và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng chưa được phân cấp.

- Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:

+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:

+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;

+ Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;

+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư; + Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.

Hệ thống đường giao thông nông thôn: Là một hệ thống các con đường

bao quanh làng bản, thôn xóm. Nó bao gồm các tuyến đường từ trung tâm xã, đến các trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện, đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm và đường chính ra đồng ruộng xây dựng thành một hệ thống giao thông liên hoàn. (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)

Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại. Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung tâm hành chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã, đường thôn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sản xuất, được nối tiếp thành một hệ thống giao thông liên hoàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM DƯƠNG VĂN HỘI (Trang 25 -25 )

×