Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 63)

Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của tất cả các xã trong huyện để tìm hiểu thực trạng hệ thống đường GTNT. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thu thập thông tin sơ cấp về tình hình quản lý HTĐGTNT tại 3 xã đại diện:

- Thị trấn Thiện Khê: Thị trấn Thiện Khê là một đơn vị có hệ thống đường giao thông nông thôn tương đối tốt, nhưng một số đoạn đã xuống cấp, cần đầu tư và cải tạo.

- Xã Thanh Phong: Các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn xã do vốn và thiết kế của huyện thực hiện. Sau khi xây dựng xong, các công trình này sẽ được bàn giao cho UBND xã quản lý. UBND xã có trách nhiệm quản lý,

vận hành, khai thác và bảo dưỡng công trình. Cho đến nay các công trình này đều bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.

- Xã Thanh Nghị: Thanh Nghị là một xã miền núi. Các công trình giao thông nông thôn của xã này được xây dựng dựa trên ngân sách của huyện và của người dân đóng góp. Tuy nhiên, do là xã miền núi nên sự huy động nguồn vốn xây dựng của nhân dân còn nhiều khó khăn. Có nhiều công trình hiện đang được xây dựng mới. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, công trình sẽ được bàn giao cho xã, cho thôn tiếp nhận. Và do vậy, việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng công trình cũng được giao cho thôn xóm trực tiếp thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w