Các ưu điểm và nhược điểm trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 112)

nông thôn trên địa bàn huyện

* Các ưu điểm

- Công tác quy hoạch phát triển GTNT đã được thực hiện đối với tất cả các tuyến đường trong hệ thống GTNT trên địa bàn huyện, đảm bảo phù hợp trước mắt và lâu dài.

- Công tác xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt.

+ Việc tổ chức xây dựng do chủ đầu tư là UBND huyện và UBND các xã làm chủ đầu tư theo phân cấp, chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình ngay từ khâu thiết kế đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.

Đã huy động được nhiều nguồn vốn tham gia, tuy nhiên chủ yếu vẫn do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ, ngân sách xã đối ứng trong đầu tư. Đối với đường huyện chủ yếu do ngân sách huyện đảm nhận và ưu tiên cho công tác bảo trì.

Cơ bản các tuyến đường được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp vào đúng cấp kỹ thuật. Chất lượng cầu cống trên hệ thống đường huyện là khá tốt, xu hướng làm cầu cống vĩnh cửu bằng BTCT cũng đã có chỗ đứng trong GTNT.

Tỷ lệ mặt đường huyện, xã được cứng hoá đạt khá cao, đáp ứng nhu cầu giao thông trên địa bàn. Các tuyến đường GTNT được bảo vệ an toàn, không bị các cá nhân xâm hại gây cản trở giao thông.

Phát triển bền vững GTNT đã trở thành một nội dung quan tâm hàng đầu của huyện. Nâng cao chất lượng đường hiện có trên 2 mặt: 1) Cải tạo yếu tố hình học của tuyến. 2) Nâng cấp hệ thống đường sản xuất đạt tiêu chuẩn ít nhất là B – Nông thôn.

Kinh nghiệm điều hành của hệ thống quản lý từ huyện đến xã tốt hơn rất nhiều, thu hút sự tham gia và đồng tình của người dân, như việc mở rộng đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

- Công tác kiểm tra được UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện thường xuyên, chặt chẽ; nội dung kiểm tra sâu rộng, giúp quá trình tổ chức xây dựng hệ thống GTNT đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt.

- Việc phân cấp quản lý được thực hiện phân quyền rất mạnh cho cấp huyện và cấp xã.

* Những hạn chế trong quản lý hệ thống GTNT huyện Thanh Liêm

- Việc quản lý quy hoạch gặp nhiều khó khăn, còn hạn chế trong triển khai công bố và thực hiện quy hoạch. Hệ thống số liệu phục vụ cho công tác quản lý còn thiếu chính xác.

- Công tác xây dựng: trình độ chuyên môn của cán bộ giao thông cấp xã còn hạn chế, thường hay kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ.

Tỷ lệ rải mặt đường xã, đường thôn xóm còn thấp, cơ cấu vốn đầu tư chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, nguồn hỗ trợ từ ngân sách Tỉnh còn thấp, chưa huy

động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn. Vẫn còn hiện tượng đường thôn xóm chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp đúng kỹ thuật theo quy hoạch.

Tiêu chuẩn kỹ thuật đường: Đường huyện chủ yếu là đường cấp IV, V, vẫn còn những đoạn tuyến chỉ là đường loại A – GTNT. Đường xã chủ yếu là đường loại A, B – GTNT. Đường thôn, xóm và đường nội đồng phục vụ sản xuất có quy mô đường nhỏ hẹp, rất nhiều đường chưa đạt loại A, B – GTNT.

Kết cấu mặt đường: Chưa đạt được mục tiêu đề ra, tỷ lệ mặt đường thôn, xóm; đường sản xuất được cứng hoá còn thấp mới đạt 36,53% đối với đường thôn, xóm; 1,89% đối với đường sản xuất.

Tình trạng đường xã, đường thôn, xóm có tỷ lệ tốt còn thấp.

Đường ra đồng tình trạng lầy lội vào mùa mưa, rất khó khăn cho giao thông phục vụ sản xuất.

- Việc quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường GTNT: Kinh phí bảo trì đường huyện còn ít, chưa có vốn giành cho bảo trì đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất. Bảo trì đường theo kế hoạch cơ bản chưa được thực hiện đối với cấp xã. Chưa có cơ chế quản lý khai thác, bảo trì đối với đường thôn, xóm, đường sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 112)