Phân cấp quản lý hệ thống công trình giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 31)

Hệ thống tổ chức quản lý và phân cấp quản lý hệ thống GTNT: Theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc quản lý hệ thống đường GTNT (gồm đường huyện, đường xã) được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường GTNT (đường huyện, đường xã) do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý; như vậy theo quy định hiện hành, hệ thống GTNT do UBND tỉnh quản lý.

Các cấp tham gia quản lý hệ thống GTNT trên thực tế gồm 4 cấp sau: - Khách quan bao gồm:

+ Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa).

+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT).

+ Cấp huyện: UBND huyện (Phòng Công Thương huyện). Phòng Công Thương được giao giúp UBND hyện quản lý GTNT trên địa bàn Huyện

+ Cấp xã: UBND xã.

Nội dung quản lý đường GTNT ở các cấp:

- Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng cục ĐBVN, Cục Đường thủy nội địa) có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống GTNT bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn

Các Bộ KHĐT, Tài chính, Xây dựng có trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, phân bổ các nguồn vốn cho các địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó có GTNT, xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng GTNT, ban hành hệ thống định mức và đơn giá, cơ chế hoạt động quản lý của Ban quản lý xây dựng GTNT ở địa phương cũng như hướng dẫn các quy chế đầu tư-xây dựng và đấu thầu cho các cấp các ngành và địa phương thực hiện.

- Cấp tỉnh: Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển GTNT.

- Cấp huyện: UBND Huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện, đường xã. Hiện tại cấp huyện đã tham gia là chủ đầu tư, thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn trên địa bàn theo quy định của luật xây dựng.

Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã, hỗ trợ kỹ thuật cho các xã; quản lý số liệu hệ thống đường GTNT.

Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng đường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tải trọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên đường GTNT, hệ thống biển báo hiệu an toàn.

- Cấp xã: UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường xã. Tổ chức vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì đường xã.

Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường xã, quản lý số liệu hệ thống đường GTNT trên địa bàn xã.

Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng đường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tải trọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên các tuyến đường do xã quản lý và hệ thống biển báo hiệu an toàn.

- Các bất cập về tổ chức quản lý giao thông nông thôn

- Chưa có mô hình tổ chức chung quản lý GTNT thống nhất, hợp lý trong cả nước, đặc biệt là cấp huyện, xã. Ngoài ra việc đầu tư phát triển GTNT từ nhiều

nguồn khác nhau và được quản lý bởi nhiều chủ đầu tư khác nhau (Bộ NN&PTNT, KHĐT, Xây dựng, Uỷ ban dân tộc miền núi...) nên việc kiểm soát xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chung của ngành GTVT không được chặt chẽ, do vậy hạn chế trong quá trình khai thác công trình sau này.

- Năng lực quản lý, kỹ thuật chuyên môn về giao thôn nông thôn còn nhiều yếu kém. Cấp vĩ mô: Tại Bộ GTVT có tổ giao thông địa phương chỉ có 2 cán bộ chuyên theo dõi GTNT nên rất khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý cả hệ thống giao thống GTNT lớn của cả nước. Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ yếu chỉ quản lý chung về hệ thống đường bộ, đường thủy quốc gia; không có sự quản lý sâu sát hệ thống đường bộ, đường thủy địa phương. Năng lực của cán bộ cấp huyện về quản lý GTNT thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cấp xã còn rất hạn chế, trình độ hiểu biết cả về quản lý lẫn chuyên môn GTNT thấp, kiêm nhiệm và không ổn định, làm việc theo nhiệm kì.

- Nhiều văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn chưa thực sự hài hoà với thông lệ quốc tế, liên tục thay đổi, trong khi năng lực của các cán bộ quản lý dự án lại hạn chế. Chính vì vậy, sự phối kết hợp giữa trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, thiếu chế độ trách nhiệm rõ ràng trong chỉ đạo và thực hiện.

- Hệ thống thông tin tư liệu thiếu, tản mạn và chưa tin cậy. Chế độ báo cáo, thống kê thường xuyên từ cơ sở tới các cấp quản lý không thực hiện đúng theo quy định. Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, nên công tác quản lý hệ thống GTNT hiệu quả thấp.

- Phát triển giao thông nông thôn chưa kết hợp chặt chẽ với thuỷ lợi, các cụm kinh tế, cụm dân cư, định canh, định cư và an ninh quốc phòng. Khi thiết kế, xây dựng đường giao thông nông thôn chưa xét đến phương tiện vận tải về số lượng và tải trọng lưu thông nên đường bộ bị phá hoại nhanh. Quy trình quy phạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công chưa được bổ sung và từng bước hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w