Làm tốt quy hoạch và kế hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 125)

Quy hoạch GTNT phải kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch điểm dân cư, phân vùng sản xuất, sử dụng hợp lý đất đai, phải đề cập đến khả năng mở rộng, nâng cấp sau này để tránh di dân, đền bù giải phóng mặt bằng,... Đảm bảo liên kết với hệ thống đường tỉnh và đường quốc gia thành một hệ thống giao thông thống nhất.

GTNT phải đảm bảo tính liên hệ trực tiếp giữa thành phố, thị trấn với các khu trung tâm huyện, giữa các khu trung tâm huyện với các trung tâm xã, giữa các xã với các thôn, xóm; giữa các khu dân cư với các khu vực sản xuất, và giữa các khu dân cư với nhau.

Thực hiện công bố quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn và tổ chức quản lý theo quy hoạch được phê duyệt.

Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch GTNT trên địa bàn huyện phải trên cơ sở tận dụng tối đa hệ thống đường hiện có để đáp ứng nhu cầu thông trong thời ký mới và tiết kiệm chi phí xây dựng, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và trong tương lai.

Kết cấu mặt đường phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương. Giai đoạn này tiếp tục phát triển hệ thống đường GTNT để đáp ứng nhu cầu phát triển, từng bước nâng cao chất lượng đường trong các giai đoạn tiếp theo. Có thể chọn các loại kết cấu mặt đường đảm bảo yêu cầu:

+ Dễ làm, phù hợp với khả năng kinh phí của địa phương; + Có khả năng kết hợp thi công giữa cơ giới và thủ công;

+ Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản; + Có thể sử dụng nguồn lao động tại địa phương.

Ưu tiên lựa chọn kết cấu xây dựng mặt đường GTNT sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương, với phương tiện thi công đơn giản và tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ở địa phương, ứng dụng nghiên cứu sử dụng vật liệu mới để xây dựng, cải tạo nâng cấp đường trục chính nội đồng phục vụ sản xuất.

Quan tâm đến công tác thống kê cập nhật số hiện trạng hệ thống cầu, đường GTNT làm cơ sở cho công tác quy hoạch, sử dụng và điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng bản đồ hiện trạng hệ thống GTNT. Nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư và quản lý bảo trì hệ thống GTNT của cấp huyện, cấp xã. Hướng dẫn và xây dựng biểu mẫu thống kê dữ liệu hiện trạng cầu, đường cho các cán bộ ở cấp này thật đơn giản và dễ thực hiện.

Trên cơ sở phương án quy hoạch được duyệt, dựa vào khả năng nguồn vốn đầu tư trong từng thời kỳ các cấp huyện, xã tiến hành lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư và kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo cũng như kế hoạch bảo trì sửa chữa các công trình GTNT trên địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w