Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 114)

trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

4.3.1 Cơ chế đầu tư và quản lý

Trong quá trình thực hiện huy động đóng góp của người dân tại địa bàn huyện Thanh Liêm đã huy động được các nguồn lực từ nhiều tiêu chí. Bên cạnh nguồn đóng được cấp từ Ngân sách Trung ương, từ Ngân sách địa phương, vốn từ các tổ chức cá nhân khác còn có sự nỗ lực tích cực từ phía các hộ gia đình ở địa phương. Việc các hộ dân chủ động tự đóng góp bằng ý kiến, bằng tiền, hiện vật hay ngày công lao động để xây dựng, sửa chữa các cở sở hạ tầng giao thông đường làng ngõ xóm cho thấy tinh thần tự giác và ý thức làm chủ, vươn lên của người dân và không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước.

Bảng 4.15 Lượng đóng góp từ người dân đã đầu tư để xây dựng GTNT tại huyện STT Năm Đóng góp bằng ý kiến Đóng góp bằng tiền (tỷ.đ) Đóng góp bằng hiện vật (tỷ.đ) Đóng góp bằng ngày công lao động (ngày công)

1 2012 99% 14,17 4,58 5.832.487

2 2013 100% 17,54 6,79 5.983.762

3 2014 98% 16,45 5,03 6.002.314

Tổng 48,69 16,4 17.818.563

Nguồn : Văn phòng điều phối chương trình xây dựng GTNT

Tuy vậy, khả năng huy động các nguồn đóng góp cho xây dựng GTNT còn nhiều hạn chế. Lượng nguồn huy động đóng góp được của người dân còn nhỏ so với nhu cầu và mục tiêu cần huy động đóng góp của địa phương.

Dựa trên cơ sở dự toán đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện phối hợp với văn phòng điều phối xây dựng GTNT thực hiện quản lý và cấp phát nguồn đóng góp cho xã thụ hưởng. Nguồn đóng góp đó được đưa trực tiếp đến xã, đến người dân cho phép người dân có quyền sử dụng để xây dựng các trục đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn đóng góp vì người dân chính là người xây dựng công trình cho mình sử dụng – là người hưởng lợi trực tiếp; đồng thời cũng hoàn thiện được các tiêu chí xây dựng NTM cho địa phương.

Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn đóng góp này một cách hợp lý và hiệu quả không phải là việc làm dễ dàng đối với nhiều xã, xã còn lúng túng trong việc cân đối số tiền sử dụng trong việc mua nguyên vật liệu xây dựng để hoàn thiện GTNT, đồng thời thỏa mãn với sự đóng góp của người dân.

Thanh Liêm là một huyện kinh tế tương đối phát triển và phấn đấu đến cuối năm các xã đều đạt trên 12 tiêu chí NTM. Để làm được điều đó thì hệ thống GTNT cần được hoàn thiện và mức thu nhập BQ/người của huyện Thanh Liêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đóng góp của người dân vào việc xây dựng GTNT. Vì vậy thu nhập BQ/người thấp là một khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT.

Bảng 4.16: So sánh thu nhập BQ/người của một số huyện

Diễn giải Tiền (triệu đồng/năm)

Thu nhập BQ/người của huyện Phủ Lý 24

Thu nhập BQ/người của huyện Duy Tiên 19,5

Thu nhập BQ/người của huyện Thanh Liêm 16,2

Nguồn: htpt:www.hanam.gov.vn

Qua bảng 4.16 ta thấy, thu nhập BQ/người ở huyện Thanh Liêm thấp hơn nhiều lần so với thu nhập BQ/người của các huyện trong tỉnh Hà Nam. Cụ thể thu nhập BQ/người của huyện Phủ Lý là 24 triệu đồng/năm (gấp 1,48 lần huyện Thanh Liêm) và huyện Duy Tiên có thu nhập BQ/người là 18 triệu đồng/năm (gấp 1,2 lần huyện Thanh Liêm). Qua đó ta thấy được thu nhập BQ/người thấp là một khó khăn trong việc đóng góp của người dân. Do đó ta tìm biện pháp nâng cao thu nhập của người dân, từ đó thu nhập người dân tăng thì khả năng huy động đóng góp…

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 114)