Thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 92)

Xây dựng giao thông là một ngành sản xuất ra vật chất, xây dựng ra tài sản cố định (cầu, đường...) phục vụ cho nền kinh tế. Sản phẩm có đặc điểm cố định, trải dài theo tuyến, quá trình thi công phân tán và mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều yếu tố giá của các nguồn lực khi tham gia cấu thành nên sản phẩm... Đây là một bất lợi cho ngành xây dựng giao thông dẫn đến tăng và phát sinh chi phí trong quá trình xây dựng.

Việc thu hồi vốn xây dựng một cách trực tiếp là hết sức khó khăn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, vì vậy khả năng thu hồi vốn trực tiếp từ ngành xây dựng giao thông không có tính thuyết phục với các nhà đầu tư.

Thông thường việc thu hồi vốn đầu tư vào ngành giao thông vận tải được thực hiện gián tiếp thông qua thu thuế và các khoản thu khác do sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm nhận.

Tuy lượng vốn đầu tư giao thông thì lớn, thời gian thu hồi vớn lâu và không vì lợi nhuận, song đó là việc làm hết sức cấp bách và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn cho xây dựng giao thông ở Thanh Liêm chủ yếu là ngân sách Nhà nước gánh vác và được huy động từ nhiều nguồn vốn.

* Theo nguồn vốn

Bao gồm: Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách huyện, ngân sách xã, nguồn vốn phát triển GTNT WB, nguồn đóng góp của nhân dân, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các nguồn khác như: nguồn hìnht hành do hưởng lợi từ các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn, nguồn từ các chương trình phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo...

Tính riêng giai đoạn 2012 - 2014 tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện 183,395 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 239,32%, năm 2014 tăng so

với năm 2013 là 203,96%; đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo trì 33,19km đường GTNT; trong đó:

- Đường huyện: do UBND huyện trực tiếp quản lý, tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp 15,57km đường và thực hiện bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách huyện. Vốn đầu tư cho đường huyện đều tăng qua các năm, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 274,97%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 252,31%.

Cơ cấu vốn và chiều dài đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp như sau: Năm 2012: NS huyện - vốn khác là 87,99% - 12,01%; 3,887km đường. Năm 2013: NS huyện - WB là 97,7% - 2,3%; 5,13km đường.

Năm 2014: NS huyện - WB là 99,82% - 0,18%; 6,55km đường.

- Đường xã: do UBND xã trực tiếp quản lý, tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp đường và thực hiện bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách xã, có sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh, huyện và một phần rất ít huy động được nhưng không thường xuyên từ sự đóng góp của cộng đồng và nguồn vốn WB.

Vốn đầu tư cho đường xã năm 2013 tăng so với năm 2012 là 363,95%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 183,22%. Cơ cấu vốn đầu tư và chiều dài đường xã được cải tạo, nâng cấp như sau:

Năm 2012: NS tỉnh - huyện - xã là 25,44% - 0% - 27,03%; 1,92 km đường. Năm 2013: NS tỉnh - huyện - xã là 19,34% - 25,52% - 55,14%; 4,99 km đường. Năm 2014: NS tỉnh - huyện - xã là 26,91% - 36,72% - 21,81%; 5,12 km đường. - Đối với đường thôn, xóm: Vốn đầu tư năm 2013 tăng so với năm 2012 là 128,1%, năm 2014 so với năm 2013 là 35,11%. Cơ cấu vốn đầu tư và chiều dài đường thôn, xóm được cải tạo, nâng cấp năm 2013: NS tỉnh - huyện - xã là 11,75% - 29,28% - 31,19%; đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp được 2,25 km đường.

- Đối với đường sản xuất: hầu như chưa được đầu tư. * Theo hình thức đầu tư

- Vốn đầu tư xây dựng mới: 73,265 tỷ đồng, chiếm 24,17% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 đến nửa đầu năm 2014, nguồn vốn này chủ yếu giành cho đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường huyện, xây mới cầu trên các tuyến đường xã và đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường thôn, xóm.

- Vốn nâng cấp, cải tạo: 95,02 tỷ đồng, chiếm 64,86% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 - đến nửa đầu năm 2014, chủ yếu giành cho cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

- Vốn giành cho công tác bảo trì đường GTNT: 15,11 tỷ đồng, chiếm 8,23% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2014, chủ yếu giành cho bảo trì đường huyện như: sữa chữa thường xuyên và sữa chữa định kỳ.

Chưa có vốn giành cho bảo trì đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất. * Như vậy

- Giai đoạn 2012 đến nửa đầu năm 2014 đã có nhiều nguồn vốn tham gia quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và bảo trì (sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa đột xuất) nhằm duy trì và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm.

Tổng số vốn đầu tư phát triển GTNT trên địa bàn đạt 183,395 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách huyện chiếm tỷ trọng rất lớn 69,57%, chủ yếu được hình thành từ nguồn đấu giá đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; ngân sách xã chiếm 15,43%; ngân sách tỉnh hỗ trợ 8,56%; vốn tranh thủ từ các nguồn: WB và nguồn khác 4,13%; vốn huy động từ cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chiếm tỷ trọng nhỏ 2,31%.

Chủ yếu vốn được giành cho việc đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường huyện và cầu trên các tuyến đường xã; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, xã và thôn xóm; vốn giành cho công tác bảo trì là rất ít, chủ yếu thực hiện đối với bảo trì đường huyện; chưa có vốn để đầu tư đối với đường sản xuất và thực hiện công tác bảo trì đối với đường xã, đường thôn xóm.

Việc đầu tư xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường huyện chủ yếu do ngân sách huyện đảm nhận, chiếm 87,99% (năm 2012), 99,% (năm 2013), 99,82% (năm 2014) trong tổng số vốn đầu tư cho đường huyện.

Việc đầu tư xây mới; cải tạo, nâng cấp đường xã, chủ yếu do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư, ngân sách xã đối ứng, chưa huy động được nguồn lực rất lớn của cộng đồng, cơ cấu vốn tham gia đầu tư của các năm như sau:

2013: Tỉnh - huyện - xã là 19,34% - 25,52% - 27,03%; 2014: Tỉnh - huyện - xã là 26,91% - 36,72% - 21,81%.

Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp đường thôn xóm chủ yếu là do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư, ngân sách xã đối ứng theo cơ cấu vốn tham gia đầu tư năm 2013: Ngân sách tỉnh - huyện - xã là 11,75% - 29,28% - 31,19%.

Thực trạng công tác đầu tư xây dựng công trình GTNT đến năm 2014, chưa thực hiện được mục tiêu quy hoạch phát triển GTNT, cụ thể: tỷ lệ rải mặt đường xã, đường thôn xóm còn thấp, cơ cấu vốn đầu tư chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách tỉnh còn thấp, chưa huy động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn.

Vẫn còn hiện tượng đường thôn xóm chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường GTNT đã được huyện thực hiện rất tốt đối với các tuyến đường huyện. Đối với các tuyến đường xã, UBND các xã chủ yếu mới thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường; việc bảo trì các tuyến đường trên địa bàn các xã, thị trấn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn; đặc biệt chưa có vốn giành cho công tác sữa chữa thường xuyên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 92)