Định hướng mục tiêu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 123)

huyện Thanh Liêm đến năm 2020

- 100% đường huyện, đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông xi măng hoá; đường huyện tối thiểu đạt cấp IV (nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m), đường xã tối thiểu đạt cấp VI (nền đường rộng 6,5m; mặt đường rộng 3,5m).

- Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

- Tối thiểu 70% đường thôn, xóm được cứng hoá, đường thôn đạt loại A trở lên (nền đường rộng 5m; mặt đường rộng 3,5m), đường xóm đạt loại B trở lên (nền đường 4m, mặt đường rộng 3m).

- Tối thiểu 100% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện, đạt loại B trở lên.

- Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT: 100% đường huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.

GTNT do Nhà nước và Nhân dân cùng đầu tư xây dựng, được Nhà nước xem xét cấp kinh phí hỗ trợ trong các trường hợp: Đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp nhằm mở rộng quy mô, đưa các tuyến đường vào đúng cấp kỹ thuật theo dự án đầu tư xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Áp dụng các nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới (HBR), sử dụng vật liệu tại chỗ, hạ giá thành công trình, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn để xây dựng công trình GTNT theo quy định của Nhà nước và pháp luật; triển khai áp dụng các dự án đầu tư theo hình thức BT.

Khi xây dựng kế hoạch đề nghị xây dựng mới các công trình GTNT phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, những yếu tố môi trường (như miền núi, đồng bằng, điều kiện thuỷ văn...) và

các yếu tố chính trị - hành chính (như: Nghị định, Quyết định, Hướng dẫn của Tỉnh). Người dân được tham gia vào các giai đoạn của dự án như: giai đoạn chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, thiết kế xây dựng, giám sát thi công và quản lý sử dụng. Trước khi khởi công xây dựng công trình phải hình thành tổ chức quản lý sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình để người dân có thể làm chủ hoặc tham gia làm chủ đầu tư xây dựng.

Công trình xây dựng xong phải được nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật, về số lượng và thiết kế đường GTNT của Bộ giao thông vận tải quy định, đồng thời bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác và bảo trì đường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w