Huy động và sử dụng vốn cho các công trình giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 130)

Huy động vốn đầu tư là yếu tố quyết định để thực hiện mục tiêu mà các dự án đề ra. Thực tế cho thấy rằng để xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới GTNT sẽ rất tốn kém, cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, bảo trì công trình. Hiện nya nguồn vốn để đầu tư cho phát triển GTNT còn rất hạn hẹp, vì vậy cần phải triển khai thực hiện theo phương châm là "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Huyện đầu tư thông qua các hình thức: đầu tư tập trung, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước do Tỉnh quản lý, hoặc thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, sự tài trợ từ nguồn vốn WB, ODA...

Vấn đề đầu tư vốn để xây dựng hệ thống đường GTNT trong huyện là rất cần thiết. Quá trình huy động, cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Tranh thủ sự hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước cấp trên.

+ Huy động sự đóng góp của cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp, chủ các cơ sở kinh tế, nhân dân trên địa bàn huyện. Huy động sự đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau như: tiền, ngày công, vật liệu...

+ Huy động các nguồn vốn của các đơn vị thi công các tuyến đường. + Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia đầu tư các công trình đường GTNT áp dụng theo hình thức BT (xây dựng chuyển giao).

+ Tranh thủ nguồn vốn WB đầu tư từ chương trình phát triển GTNT, vốn ODA. Đối với đường huyện, chủ yếu do Ngân sách huyện đảm nhiệm, tuy nhiên nguồn vốn này rất hạn chế. Ngoài việc huy động từ nguồn Ngân sách huyện, tranh thủ sự hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên và các nguồn vốn khác để đầu tư xây

dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường; cần đưa vào danh mục cân đối, bố trí Ngân sách cho công tác quản lý bảo trì và tổ chức huy động dự đóng góp từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để thực hiện; việc huy động các doanh nghiệp phải gắn với từng tuyến đường cụ thể mà họ tham gia khai thác sử dụng.

Việc huy động vốn để xây dựng hệ thống đường xã; đường thôn, xóm; đường nội đồng được thực hiện theo nguyên tắc huy động vốn đóng góp, ủng hộ cho công trình nào, phải đầu tư công trình đó theo quy chế quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, phúc lợi công cộng ở xã phường, thị trấn do UBND Tỉnh quy định. Để huy động nguồn lực trong cộng đồng theo quy chế nêu trên, UBND các xã, thị trấn cần chỉ đạo:

+ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban quản lý huy động đóng góp của nhân dân tiến hành các hoạt động tuyên truyền, để nhân dân và các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn thấy được lợi ích của họ khi các tuyến đường GTNT được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo trì.

+ Khi đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường chủ đầu tư cần phải triển khai lấy ý kiến nhân dân và cộng đồng về quy mô xây dựng, công khai các hạng mục đầu tư để xác định nguồn vốn cần có.

+ Để nhân dân và cộng đồng tham gia ý kiến vào thiết kế xây dựng công trình, như vậy họ sẽ thấy được trách nhiệm của mình đối với con đường mà họ được sử dụng sau quá trình đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp; có như vậy người dân và cộng đồng mới tích cực tham gia đóng góp để xây dựng, cải tạo nâng cấp và bảo trì những con đường nơi họ sinh sống.

Ngoài ra cần tranh thủ nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư cho kết cấu hạ tầng GTNT. Đây là hình thức phổ biến đối với việc huy động vốn từ dân chúng của Nhà nước trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ người dân. Nguồn vốn này sẽ được giao xuống cấp Tỉnh sau đó phân bổ cho các huyện và các xã.

Sử dụng vốn theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho đầu tư kết cấu hạ tầng GTNT.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khai thác quỹ đấ tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT theo hình thức BT (xây dựng chuyển giao). Tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ.

Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích sự đóng góp tự nguyện của những người xa quê mà làm ăn khá giả muốn đóng góp một phần kinh phí vào phát triển quê hương.

Như vậy, để có được nguồn vốn phát triển GTNT cần phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội. Để làm được điều đó không thể không có các chính sách hợp lý của Nhà nước và sự hỗ trợ về mọi mặt của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương các cấp.

Để việc huy động có kết quả như mong muốn, cần phải tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển GTNT đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, để từng doanh nghiệp và nhân dân thấy được lợi ích và trách nhiệm của họ đối với con đường mà họ trực tiếp được khai thác sử dụng.

* Sử dụng vốn cho các công trình GTNT một cách hợp lý

Do điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nông thôn kém phát triển hơn hẳn khu vực thành thị nên điều kiện để đầu tư vốn, vật tư, nhân lực... cho GTNT là rất hạn chế. Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả cao nhất, nguồn lực hạn chế đó trong quản lý hệ thống đường GTNT?

Đây là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển đường GTNT. Muốn vậy, đòi hỏi các cán bộ chuyên trách huyện, xã phải phát huy tối đa năng lực bản thân cũng như nguồn lực của địa phương.

Có thể nói, đẩy mạnh nâng cao năng lực quản lý GTNT là một trong những yêu cầu hàng đầu để có thể phát triển hệ thống GTNT bền vững.

Chúng ta cần phải sử dụng hợp lý các nguồn vốn đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất, theo nguyên tắc:

+ Nguồn vốn được huy động ở đâu thì phải được đầu tư trực tiếp vào nơi đó, phải được thực hiện công khai tài chính trước nhân dân, có kiểm tra, kiểm soát và chấp hành đúng chế độ theo quy định.

+ Vốn hỗ trợ của các cấp được chi thanh toán vào chi phí xây dựng (chủ yếu là chi phí vật liệu).

Đối với các công trình do UBND xã quyết định đầu tư, nguồn vốn được thanh toán một phần, hoặc toàn bộ từ nguồn đóng góp của nhân dân, Ban vận động đóng góp có trách nhiệm phối hợp với các đoàn thể tổ chức vận động nhân dân để huy động vốn. Số tiền thu được nộp vào ngân sách xã và phải được quản lý tại Kho bạc nhà nước.

Vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên cho ngân sách xã để đầu tư xây dựng đường GTNT; UBND xã, thị trấn thực hiện quản lý nguồn kinh phí này và phải được quản lý tại kho bạc nhà nước.

Việc thanh quyết toán vốn công trình và quản lý vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 130)