Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 55)

Tài nguyên đất:

- Nhóm đất phù sa: có 7.339 ha, chiếm 41,15 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết trên các xã trong huyện.

Đây là loại đất chính của huyện Thanh Liêm, được hình thành trên trầm tích của sông Đáy và các sông Châu Giang, còn thể hiện rõ các đặc tính xếp lớn của trầm tích.

- Nhóm đất Glây: có 249 ha, rải rác ở các xã Thanh Nghị, Thanh Thuỷ, Thanh Phong...

Khả năng sử dụng: Đây là loại đất có độ phì tương đối khá, tuy nhiên hạn chế do khả năng tiêu nước vào mùa mưa nên cũng ảnh hưởng đến khả năng canh tác cũng như hiệu quả sử dụng đất. Hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu gieo trồng 2 vụ lúa, và một số nơi chỉ trồng 1 vụ lúa. Nếu cải tạo tốt hệ thống tiêu nước vào mùa mưa thì có thể gieo trồng cả 3 vụ.

- Đất đỏ: có 275 ha, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp và ở các thung lũng trong vùng núi đá vôi thuộc các xã Thanh Thuỷ, Thanh Nghị, Kiện Khê.

Đây là loại đất hình thành từ các đá mẹ là đá vôi, có quá trình phong hoá và biến đổi khoáng sét xảy ra khá nhanh và kiệt, hầu như không còn các khoáng sét có khả năng phong hoá; quá trình rửa trôi kiềm và tích tụ sắt nhôm sảy ra mạnh mẽ.

Khả năng sử dụng: Đất đỏ có độ phì trung bình, lại có tầng dày cho nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Chè, sắn, dứa, đậu đỗ, cây ăn quả…

Với loại đất này nên ưu tiên trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như các loại cây ăn quả nhưng cần có đầu tư lớn.

- Đất xám: có khoảng 881 ha, có nhiều ở các xã Thanh Nghị, Kiện Khê, Thanh Tân...

Đất xám thường xuất hiện trên dạng địa hình đồi núi cao. Các loại đất xám hình thành trên các đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm lại có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều và tập trung, đã làm biến đổi khoáng sét. Quá trình rửa

trôi sét và cation kiềm xảy ra mạnh, tạo ra đất có tầng tích tụ sét.

Khả năng sử dụng của các loại đất xám: Phụ thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Đất xám nhiều sỏi sạn, đọng nước phân bố ở các dạng địa hình thấp hơn nên có thể sử dụng vào trồng lúa nước và hoa màu cạn vào mùa khô. Các loại đất xám khác thường phân bố trên dạng địa hình đồi núi, bị hạn chế bởi độ phì nhiêu thấp và tầng đất hữu hiệu mỏng cho nên thích hợp cho việc trồng rừng để bảo vệ đất và môi trường một số chỗ không bị hạn chế bởi các tầng đất mỏng có thể phát triển các loại cây ăn quả hoặc cây công nghiệp.

- Nhóm đất có tầng sét biến đổi (đất biến đổi): Có 1.181 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Hải, Liêm Sơn và rải rác ở nhiều xã trong huyện.

Khả năng sử dụng: Có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, thích hợp cho việc phát triển cây ngắn ngày, hiện tồn tại nhiều loại hình sử dụng khác nhau.

- Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích khá lớn khoảng 403 ha, phân bố ở các xã Thanh Lưu, Liêm Sơn. Loại đất này hình thành trên đồi núi dốc, thảm thực vật che phủ kém, quá trình rửa trôi xói mòn xảy ra mạnh mẽ.

Khả năng sử dụng: Đất tầng mỏng có diện tích nhỏ, lại có những hạn chế về độ dày tầng đất, độ phì nhiêu của đất và phân bố ở địa hình dốc. Do đó có ý nghĩa cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trên loại đất này chỉ trồng rừng kết hợp với các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Liêm (2011 - 2013)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) (%)CC 12/11 13/12

Tổng diện tích đất tự nhiên 17831,28 100,00 17831,2

8 100,00

16471,9

8 100,00 100,00 92,38

I Đất nông nghiệp 10573,01 59,00 10447,39 58,50 9509,55 57,70 98,81 91,02

1 Đất sản xuất nông nghiệp 8492,83 47,60 8379,28 47,00 7523,29 45,60 98,66 89,78

1.1 Đất trồng cây hàng năm 7961,97 44,60 7843,98 44,00 7081,47 43,00 98,52 90,28

1.1.1 Đất trồng lúa 7512,56 42,10 7392,82 41,40 6668,95 40,40 98,41 90,21

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 449,41 2,50 451,16 2,50 412,52 2,50 100,39 91,44

1.2 Đất trồng cây lâu năm 530,86 2,90 535,30 3,00 441,82 2,68 100,84 82,54

1.3 Đất lâm nghiệp 1387,12 7,78 1378,09 7,70 1378,09 8,30 99,35 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 693,06 3,88 690,02 3,80 608,17 3,70 99,56 88,14

II Đất phi nông nghiệp 4711,69 26,40 4838,48 27,10 4442,55 26,90 102,69 91,82

1 Đất ở 936,92 5,25 966,71 5,40 869,50 5,20 103,18 89,94

2 Đất chuyên dùng 2806,01 15,70 2908,91 16,30 2705,56 16,40 103,67 93,01

2.1 Đất TS cơ quan, công trình SN 12,88 0,07 12,88 0,07 9,65 0,05 100,00 74,92

2.2 Đất quốc phòng 80,60 0,45 80,60 0,45 80,60 0,48 100,00 100,00

2.3 Đất an ninh 2,74 0,01 2,74 0,15 0,60 0,003 100,00 21,89

2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi NN 527,19 2,90 561,32 3,14 557,07 3,38 106,47 99,24

2.5 Đất có mục đích công cộng 2182,60 12,20 2251,37 12,60 2057,64 12,49 103,15 91,39

2.6 Đất tôn giáo tín ngưỡng 44,56 0,25 44,55 0,24 40,10 0,24 99,98 90,01

2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 152,73 0,85 152,66 0,85 133,10 0,80 99,95 87,19

2.8 Đất sông suối và mặt nước CD 747,03 4,18 741,30 4,15 676,44 4,10 99,23 91,25

III Đất chưa sử dụng 2546,58 14,28 2545,41 14,27 2519,88 15,30 99,95 98,99

Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Về mùa mưa lượng nước mưa dư thừa cho sản xuất nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là đối với các xã vùng núi phải hứng chịu lũ núi do nước mưa dồn từ trong núi ra. Huyện phải sử dụng hệ thống các trạm bơm tiêu thoát nước lớn để chống úng ngập.

Về mùa khô nguồn nước tưới khá dồi dào nguồn nước từ các sông Đáy, sông Châu được các trạm bơm tưới bơm lên cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện vừa đặc trưng cho nước ngầm vùng châu thổ sông Hồng vừa đặc trưng cho vùng núi đá vôi với 2 tầng chính, tầng nước ngầm thuộc hệ Thái Bình và tầng nước ngầm thuộc hệ Hà Nội.

Tài nguyên rừng:

Khoảng 1/4 diện tích tự nhiên của huyện là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi nên thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi. Vùng đồi núi đá nằm ở phía tây huyện, trồng chủ yếu các loại cây lâm nghiệp (Bạch đàn, Thông, Keo,...) xen kẽ với các loại cây bụi tự nhiên và một phần trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả ở các sườn đồi, sườn núi và các thung lũng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, na, nhãn,...

Theo thống kê đất đai năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp là 1387.12 ha, diện tích đồi núi chưa sử dụng là 421.60 ha và núi đá không có rừng cây 2020.46 ha.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện Thanh Liêm rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,... Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch. Vì vậy việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC% SL CC% SL CC% 12/11 13/12 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 129086 129935 113932 100,66 87,68 93,95

1.1 Khẩu nông nghiệp Người 16285 12,62 16373 12,60 14786 12,98 100,54 90,31 95,28

1.2 Khẩu phi nông nghiệp Người 112801 87,38 113562 87,40 99146 87,02 100,75 87,31 98,84

II. Tổng số hộ Hộ 40928 42235 38103 103,19 90,22 96,49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 5085 12,42 5293 12,53 4968 13,04 104,09 93,86 98,84

2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 35843 87,58 36942 87,47 33135 86,96 103,07 89,69 96,15

III. Tổng số lao động Người 81245 82776 79835 101,88 96,45 99,13

3.1 Lao động nông nghiệp Người 10295 12,67 10457 12,63 10409 13,04 101,57 99,54 100,55

3.2 Lao động phi nông nghiệp Người 70950 87,33 72319 87,37 69426 86,96 101,93 95,99 98,92

IV. Chỉ tiêu bình quân Người/hộ

4.1 Khẩu/hộ Người/hộ 3,15 3,07 2,99 97,46 97,39 97,43

4.2 Lao động/hộ Người/hộ 1,98 1,95 2,09 98,48 107,18 102,74

Dân số và lao động ở nông thôn là những vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm, là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Tính đến năm 2013 toàn huyện có 38103 hộ, 113932 nhân khẩu, dân cư phân bốchủ yếu ở dọc hai bên đường Quốc lộ. Tốc độ gia tăng dân giảm dần.

Qua bảng 3.2 ta thấy lao động và nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu, tuy có sự biến đổi qua các năm nhưng còn chậm. Cụ thể năm 2011 tổng lao động là 81.245 người, trong đó lao động nông nghiệp là 10.295 người chiếm 12,67% và lao động phi nông nghiệp là 70.950 người chiếm 87,33%. Đến 2013 tổng lao động là 79.835 người, số lao động nông nghiệp là 10.409 người, tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng lên 13,04%, còn lao động phi nông nghiệp giảm xuống 86,96% với 69.426 người, tuy nhiên sự biến động này là rất ít.

3.1.2.2 Cơ cấu kinh tế

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 - 2013

Năm GDP

Trong đó

Nông lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịc h vụ I. Giá trị (tỷ đồng) 2011 2109,775 382,315 1032,410 695,050 2012 2575,209 439,660 1313,350 822,190 2013 3500,378 557,299 1890,928 1052,151

II. Cơ cấu (%)

2011 18,03 48,93 32,94

2012 17,07 51,00 31,93

2013 15,92 54,02 30,06

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thanh Liêm, năm 2014

Năm 2013 giá trị GDP đạt 3500,378 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 7,27%, cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản là 15,92%, công nghiệp – xây dựng 54,02%, dịch vụ: 30,06%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm nông – lâm – thủy sản. Hàng năm có 1.732 người lao động được giải quyết việc làm, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm từ 21,52% năm 2001 xuống còn 14,2% năm 2013. Toàn huyện có

20 trường học mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học phổ thông dân lập, 20 trung tâm học tập cộng đồng, 20 trạm y tế xã đã được kiên cố hóa và có bác sỹ phục vụ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 27%.

Kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Năm 2013, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1890,928 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12-15%. Huyện có 2.104 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 4 cơ sở nhà nước. Các sản phẩm chủ yếu là đá, gạch ngói nung, vôi củ, gạo xay xát, thêu ren... Sản lượng khai thác chế biến đá năm 2013 đạt xấp xỉ 700.000 m3. Hai nhà máy xi măng Kiện Khê và Việt Trung cho sản lượng 500.000 tấn mỗi năm. Các cơ sở thêu ren xuất khẩu đạt sản lượng 60.000 bộ năm, thu hút nhiều lao động trên địa bàn.

Nông lâm – thủy sản

Tổng sản lượng lượng thực có hạt năm 2013 của huyện đạt 77.835 tấn, năng suất bình quân 106 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người đạt từ 585 kg/năm. Huyện thực hiện chuyển đổi diện tích cấy một vụ bấp bênh, năng suất thấp, không ổn định và diện tích ao, hồ, đầm sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2013, diện tích chuyển dịch đạt 514 ha. Phong trào sản xuất vụ đông được duy trì trên cả diện tích đất chân hai lúa. Sản xuất vụ đông góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn. Chăn nuôi phát triển và duy trì đàn gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại quy mô lớn. Những năm gần đây, chăn nuôi có xu hướng tăng về tỷ trọng trong cơ cấu nông nghiệp, năm 2013 đạt 29,5%. Số lượng các đàn trâu, bò, gia cầm và diện tích nuôi thủy sản liên tục tăng qua các năm, chú trọng vào các loại dê, bò, trâu, lợn. Gia cầm, cá chim trắng, tôm cành xanh, bò sữa...

Thương mại – dịch vụ - du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2013 đạt 325,6 tỷ. Toàn huyện có 1.055 người kinh doanh thương mại và dịch vụ cá thể.

Tổng mức vốn được huy động trên địa bàn năm 2013 là 152 tỷ đồng, trong đó vốn của dân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 57%, doanh nghiệp nhà nước 38% và vốn ngân sách 5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, qua phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm về kinh tế - xã hội nhận thấy quản lý hệ thống GTNT ảnh hưởng đa chiều của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tạo thành những thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến công tác này.

Với tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, ngoài ra trình độ dân trí tương đối cao, trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học,… nên yêu cầu phát triển hệ thống GTNT càng cấp thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng trong sản xuất và hướng đến phát triển nền kinh tế.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, hệ thống GTNT huyện Thanh Liêm cũng gặp phải khó khăn và thách thức không nhỏ như chưa có quy hoạch chung của tỉnh Hà Nam. Cơ chế, chính sách quản lý GTNT chưa thực sự được ban hành cụ thể, rõ ràng, các văn bản thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá. Ngoài ra, công tác quản lý GTNT còn chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, cơ chế thị trường nên người dân còn thiếu tập trung đầu tư vào xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của tất cả các xã trong huyện để tìm hiểu thực trạng hệ thống đường GTNT. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực hiện nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thu thập thông tin sơ cấp về tình hình quản lý HTĐGTNT tại 3 xã đại diện:

- Thị trấn Thiện Khê: Thị trấn Thiện Khê là một đơn vị có hệ thống đường giao thông nông thôn tương đối tốt, nhưng một số đoạn đã xuống cấp, cần đầu tư và cải tạo.

- Xã Thanh Phong: Các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn xã do vốn và thiết kế của huyện thực hiện. Sau khi xây dựng xong, các công trình này sẽ được bàn giao cho UBND xã quản lý. UBND xã có trách nhiệm quản lý,

vận hành, khai thác và bảo dưỡng công trình. Cho đến nay các công trình này đều

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 55)