Thể chế và pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 43)

Thể chế và luật pháp là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể, các hành vi và các quan hệ trong xã hội.

Các yếu tố Thể chế, luật pháp có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành, các lĩnh vực trên một lãnh thổ, các yếu này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ngành, hoặc lĩnh nào. Khi thực hiện quản lý trên một đơn vị hành chính, hệ thống quản lý sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế, luật pháp tại khu vực đó.

Có nhiều thể chế như: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính nhà nước, thể chế xã hội..., chẳng hạn thể chế chính trị ở nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng pháp chế xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và sự tham gia tích cực của công dân vào các công việc của nhà nước và xã hội; còn thể chế hành chính nhà nước được hiểu là bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước và toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời quy định các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước; còn thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc, các quy chuẩn, tiêu chuẩn... về kinh tế gắn với các chế tài xử lý; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế.

Như vậy, cũng như các vấn đề khác trong xã hội, công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thể chế và pháp luật, nó đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải được thực hiện theo hành lang pháp luật quy định.

Do việc quản lý hiện nay còn thiếu các qui định rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế đang phát triển. Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, không phù hợp với điều kiện, thực tế của nhiều vùng hoặc đôi khi chỉ mang tính chất cho có. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác các công trình giao thông nông thôn.

Trong thời gian tới cần khắc phục những yếu điểm này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 43)