Các bài học kinh nghiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 50)

từ nguồn kinh phí, năng lực cán bộ.

2.2.3 Các bài học kinh nghiệm quản lý hệ thống đườnggiao thông nông thôngiao thông nông thôn giao thông nông thôn

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, có thể rút ra các điểm cần chú ý để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống đường giao thông nôg thôn như sau:

Thứ nhất, cần khảo sát và trao đổi kinh nghiệm của các nước nói chung và các địa phương nói riêng (bài học từ Philippins và Thái Lan) nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý GTNT một cách đồng bộ và phân cấp từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời cắt bớt thủ tục rườm rà để việc thực hiện vừa nhanh chóng vừa hiệu quả hơn.

Thứ hai, phải chuẩn bị tốt các nguồn lực như tài chính, vật lực, nhân lực đạt tiêu chuẩn để tổ chức quản lý hiệu quả, giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho từng địa phương, cán bộ, tránh việc ỷ lại, tốn thời gian trong khâu chuẩn bị tổ chức thực hiện theo kinh nghiệm từ Inđônêsia, tỉnh Nam Định, huyện Tam Dương khi triển khai quản lý và xây dựng hệ thống GTNT tại các địa bàn cụ thể với đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau.

Thứ ba, phải phát huy nội lực từ cộng đồng, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả từ khâu lập kế hoạch đến giám sát kiểm tra hệ thống GTNT của các nhóm đối tượng thụ hưởng, lấy người dân làm trung tâm của mọi hoạt động như kinh nghiệm của Philippins, Thái Lan và Indonesia hay kinh nghiệm của tỉnh Nam Định khi lấy phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã thúc đẩy sự phát triển hệ thống giao thông một cách tích cực. Ngoài ra theo kinh nghệm của Phần Lan và Thụy Sỹ cần khuyến khích tư nhân tham gia thành lập và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn sẽ hiệu quả hơn khi chỉ có Nhà nước tham gia.

Thứ tư, phải thường xuyên giám sát, đánh giá tiến độ trong công tác quản lý hệ thống GTNT để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện, giảm bớt sai phạm hay gian lận trong quá trình thực hiện.

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý

Thanh Liêm là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Phủ Lý 4 km, cách Thủ đô Hà Nội 62 km trên tuyến đường giao thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất của cả nước. Hệ thống sông Đáy, đường Quốc lộ 1A, 21A, đường sắt Bắc Nam là những tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho Thanh Liêm có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong cả nước.

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý - Phía Nam giáp huyện Ý Yên tỉnh Nam Định và huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

- Phía Đông giáp huyện Bình Lục

- Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình

Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên là: 17.831,28 ha.

Thanh Liêm có hệ thống giao thông gồm Quốc lộ 1A, 21A, sông Đáy, sông Châu Giang là những tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ quan trọng thuận lợi cho việc tiếp cận với vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc. Thanh Liêm có dải núi đá vôi ở phía Tây sông Đáy, có trữ lượng lớn và dãy núi phía Đông Quốc lộ 1A có hàm lượng sét cao,… là tiềm năng, thế mạnh của Thanh Liêm trong quá trình phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Thanh Liêm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng lại tiếp giáp với dải đá vôi trầm tích nên địa hình Thanh Liêm tương đối đa dạng, bao gồm cả vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng, trong đó chủ yếu là vùng chiêm trũng.

Toàn huyện có 7 xã miền núi và 1 thị trấn (thị trấn Kiện Khê, Thanh Thuỷ, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải, Thanh Lưu, Liêm Sơn và Thanh Tâm). Với địa hình của Thanh Liêm như vậy cho nên nền kinh tế nông nghiệp phát triển đa dạng kết hợp với kinh tế đồi rừng và phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

3.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Thanh Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa đông và mùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khí áp, các khối không khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay

đổi theo mùa.

Về nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,5oC đến 24oC.

Về mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9oC. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1, 2. Nhiệt độ thấp nhất 6 – 8oC (ở vùng núi).

Về mùa hè nhiệt độ trung bình là 27oC. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7. Nhiệt độ cao nhất đến 36 - 38oC.

Về lượng mưa:

Thanh Liêm thuộc khu vực có lượng mưa trung bình. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng gần 1.700 mm, năm mưa nhiều khoảng 2.100 mm, năm mưa ít khoảng 1.500 mm. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, có năm đến 90%. Cá biệt có năm mùa mưa kết thúc muộn, tháng 11 còn có mưa lớn. Các tháng có mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Mưa nhiều, tập trung gây ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2 có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên những năm có mưa muộn đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng vụ đông, mưa sớm lại ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm.

Thuỷ văn:

Huyện Thanh Liêm có 2 con sông chính chảy qua: sông Đáy và sông Châu Giang. Ngoài ra Thanh Liêm còn có mạng lưới sông ngòi phân bổ thích hợp có ý nghĩa trong việc cung cấp nước, tiêu nước phòng tránh lũ lụt.

Dòng chảy mặt từ sông Đáy, sông Châu hàng năm đưa vào địa bàn huyện khoảng hàng tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Thanh Liêm luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Thanh Liêm tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất:

- Nhóm đất phù sa: có 7.339 ha, chiếm 41,15 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết trên các xã trong huyện.

Đây là loại đất chính của huyện Thanh Liêm, được hình thành trên trầm tích của sông Đáy và các sông Châu Giang, còn thể hiện rõ các đặc tính xếp lớn của trầm tích.

- Nhóm đất Glây: có 249 ha, rải rác ở các xã Thanh Nghị, Thanh Thuỷ, Thanh Phong...

Khả năng sử dụng: Đây là loại đất có độ phì tương đối khá, tuy nhiên hạn chế do khả năng tiêu nước vào mùa mưa nên cũng ảnh hưởng đến khả năng canh tác cũng như hiệu quả sử dụng đất. Hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu gieo trồng 2 vụ lúa, và một số nơi chỉ trồng 1 vụ lúa. Nếu cải tạo tốt hệ thống tiêu nước vào mùa mưa thì có thể gieo trồng cả 3 vụ.

- Đất đỏ: có 275 ha, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp và ở các thung lũng trong vùng núi đá vôi thuộc các xã Thanh Thuỷ, Thanh Nghị, Kiện Khê.

Đây là loại đất hình thành từ các đá mẹ là đá vôi, có quá trình phong hoá và biến đổi khoáng sét xảy ra khá nhanh và kiệt, hầu như không còn các khoáng sét có khả năng phong hoá; quá trình rửa trôi kiềm và tích tụ sắt nhôm sảy ra mạnh mẽ.

Khả năng sử dụng: Đất đỏ có độ phì trung bình, lại có tầng dày cho nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Chè, sắn, dứa, đậu đỗ, cây ăn quả…

Với loại đất này nên ưu tiên trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như các loại cây ăn quả nhưng cần có đầu tư lớn.

- Đất xám: có khoảng 881 ha, có nhiều ở các xã Thanh Nghị, Kiện Khê, Thanh Tân...

Đất xám thường xuất hiện trên dạng địa hình đồi núi cao. Các loại đất xám hình thành trên các đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm lại có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều và tập trung, đã làm biến đổi khoáng sét. Quá trình rửa

trôi sét và cation kiềm xảy ra mạnh, tạo ra đất có tầng tích tụ sét.

Khả năng sử dụng của các loại đất xám: Phụ thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Đất xám nhiều sỏi sạn, đọng nước phân bố ở các dạng địa hình thấp hơn nên có thể sử dụng vào trồng lúa nước và hoa màu cạn vào mùa khô. Các loại đất xám khác thường phân bố trên dạng địa hình đồi núi, bị hạn chế bởi độ phì nhiêu thấp và tầng đất hữu hiệu mỏng cho nên thích hợp cho việc trồng rừng để bảo vệ đất và môi trường một số chỗ không bị hạn chế bởi các tầng đất mỏng có thể phát triển các loại cây ăn quả hoặc cây công nghiệp.

- Nhóm đất có tầng sét biến đổi (đất biến đổi): Có 1.181 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Hải, Liêm Sơn và rải rác ở nhiều xã trong huyện.

Khả năng sử dụng: Có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, thích hợp cho việc phát triển cây ngắn ngày, hiện tồn tại nhiều loại hình sử dụng khác nhau.

- Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích khá lớn khoảng 403 ha, phân bố ở các xã Thanh Lưu, Liêm Sơn. Loại đất này hình thành trên đồi núi dốc, thảm thực vật che phủ kém, quá trình rửa trôi xói mòn xảy ra mạnh mẽ.

Khả năng sử dụng: Đất tầng mỏng có diện tích nhỏ, lại có những hạn chế về độ dày tầng đất, độ phì nhiêu của đất và phân bố ở địa hình dốc. Do đó có ý nghĩa cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trên loại đất này chỉ trồng rừng kết hợp với các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Liêm (2011 - 2013)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) (%)CC 12/11 13/12

Tổng diện tích đất tự nhiên 17831,28 100,00 17831,2

8 100,00

16471,9

8 100,00 100,00 92,38

I Đất nông nghiệp 10573,01 59,00 10447,39 58,50 9509,55 57,70 98,81 91,02

1 Đất sản xuất nông nghiệp 8492,83 47,60 8379,28 47,00 7523,29 45,60 98,66 89,78

1.1 Đất trồng cây hàng năm 7961,97 44,60 7843,98 44,00 7081,47 43,00 98,52 90,28

1.1.1 Đất trồng lúa 7512,56 42,10 7392,82 41,40 6668,95 40,40 98,41 90,21

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 449,41 2,50 451,16 2,50 412,52 2,50 100,39 91,44

1.2 Đất trồng cây lâu năm 530,86 2,90 535,30 3,00 441,82 2,68 100,84 82,54

1.3 Đất lâm nghiệp 1387,12 7,78 1378,09 7,70 1378,09 8,30 99,35 100,00

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 693,06 3,88 690,02 3,80 608,17 3,70 99,56 88,14

II Đất phi nông nghiệp 4711,69 26,40 4838,48 27,10 4442,55 26,90 102,69 91,82

1 Đất ở 936,92 5,25 966,71 5,40 869,50 5,20 103,18 89,94

2 Đất chuyên dùng 2806,01 15,70 2908,91 16,30 2705,56 16,40 103,67 93,01

2.1 Đất TS cơ quan, công trình SN 12,88 0,07 12,88 0,07 9,65 0,05 100,00 74,92

2.2 Đất quốc phòng 80,60 0,45 80,60 0,45 80,60 0,48 100,00 100,00

2.3 Đất an ninh 2,74 0,01 2,74 0,15 0,60 0,003 100,00 21,89

2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi NN 527,19 2,90 561,32 3,14 557,07 3,38 106,47 99,24

2.5 Đất có mục đích công cộng 2182,60 12,20 2251,37 12,60 2057,64 12,49 103,15 91,39

2.6 Đất tôn giáo tín ngưỡng 44,56 0,25 44,55 0,24 40,10 0,24 99,98 90,01

2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 152,73 0,85 152,66 0,85 133,10 0,80 99,95 87,19

2.8 Đất sông suối và mặt nước CD 747,03 4,18 741,30 4,15 676,44 4,10 99,23 91,25

III Đất chưa sử dụng 2546,58 14,28 2545,41 14,27 2519,88 15,30 99,95 98,99

Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Về mùa mưa lượng nước mưa dư thừa cho sản xuất nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là đối với các xã vùng núi phải hứng chịu lũ núi do nước mưa dồn từ trong núi ra. Huyện phải sử dụng hệ thống các trạm bơm tiêu thoát nước lớn để chống úng ngập.

Về mùa khô nguồn nước tưới khá dồi dào nguồn nước từ các sông Đáy, sông Châu được các trạm bơm tưới bơm lên cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện vừa đặc trưng cho nước ngầm vùng châu thổ sông Hồng vừa đặc trưng cho vùng núi đá vôi với 2 tầng chính, tầng nước ngầm thuộc hệ Thái Bình và tầng nước ngầm thuộc hệ Hà Nội.

Tài nguyên rừng:

Khoảng 1/4 diện tích tự nhiên của huyện là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi nên thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi. Vùng đồi núi đá nằm ở phía tây huyện, trồng chủ yếu các loại cây lâm nghiệp (Bạch đàn, Thông, Keo,...) xen kẽ với các loại cây bụi tự nhiên và một phần trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả ở các sườn đồi, sườn núi và các thung lũng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, na, nhãn,...

Theo thống kê đất đai năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp là 1387.12 ha, diện tích đồi núi chưa sử dụng là 421.60 ha và núi đá không có rừng cây 2020.46 ha.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện Thanh Liêm rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,... Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch. Vì vậy việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC% SL CC% SL CC% 12/11 13/12 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 129086 129935 113932 100,66 87,68 93,95

1.1 Khẩu nông nghiệp Người 16285 12,62 16373 12,60 14786 12,98 100,54 90,31 95,28

1.2 Khẩu phi nông nghiệp Người 112801 87,38 113562 87,40 99146 87,02 100,75 87,31 98,84

II. Tổng số hộ Hộ 40928 42235 38103 103,19 90,22 96,49

2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 5085 12,42 5293 12,53 4968 13,04 104,09 93,86 98,84

2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 35843 87,58 36942 87,47 33135 86,96 103,07 89,69 96,15

III. Tổng số lao động Người 81245 82776 79835 101,88 96,45 99,13

3.1 Lao động nông nghiệp Người 10295 12,67 10457 12,63 10409 13,04 101,57 99,54 100,55

3.2 Lao động phi nông nghiệp Người 70950 87,33 72319 87,37 69426 86,96 101,93 95,99 98,92

IV. Chỉ tiêu bình quân Người/hộ

4.1 Khẩu/hộ Người/hộ 3,15 3,07 2,99 97,46 97,39 97,43

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w