Trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 116)

Bảng 4.17: Trình độ dân trí của người dân

Diễn giải Xã Thanh

Phong Xã Thanh Nghị TT Thiện Khê 1. Số hộ điều tra 30 30 30 2. Trình độ học vấn của chủ hộ - Chưa tốt nghiệp cấp 1 2 1 0 - Tốt nghiệp cấp I 5 3 0 - Tốt nghiệp cấp II 12 8 2 - Tốt nghiệp cấp III 8 10 13 - Trung cấp 1 4 10 - Cao đẳng 1 3 3 - Đại học 1 1 2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 4.17 ta thấy, trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức và khả năng tham gia của người dân. Qua điều tra cho thấy, đa số người dân ở đây trình độ học vấn còn bị hạn chế. Số hộ chưa học hết cấp 1 chiếm 12,22%, số hộ học hết cấp 2 chiếm 24,44%, học hết cấp 3 chiếm 34,44% tổng số hộ điều tra. Chỉ có 4 hộ học đại học chiếm 4,44% trong tổng số các hộ điều tra, 7 hộ học

cao đẳng (chiếm 7,78%) và 15 hộ học trung cấp chiếm 16,67% trong tổng số hộ điều tra. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của chủ hộ đến việc huy động đóng góp trong việc xây dựng GTNT. Các hộ có trình độ học vấn cao họ sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của GTNT và như vậy việc huy động đóng góp sẽ dễ dàng hơn. Còn những hộ có trình độ dân trí thấp thì việc làm cho họ hiểu tầm quan trọng của GTNT và tầm quan trọng, vị trí, nhiệm vụ của họ trong xây dựng GTNT sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc huy động đóng góp của những hộ có trình độ dân trí thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

4.3.3 Năng lực của cán bộ địa phương

Việc hoạch định các chủ trương, chính sách và các chương trình của Nhà nước do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách và chương trình đó lại là do địa phương. Vì vậy, năng lực của cán bộ địa phương là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, chương trình.

Năm 2013, trên địa bàn huyện nhiều xã đã không hoàn thành kế hoạch của năm. Nguyên nhân là do cán bộ xã đã chậm trễ trong việc truyên truyền, vận động cho người dân hiểu rõ nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng GTNT. Từ đó, có thể thấy, hoạt động của các cán bộ xã có tích cực và hiệu quả hay không có ảnh hưởng không hề nhỏ đến tiến độ và kết quả của quá trình huy động đóng góp của người dân tại địa phương.

Nếu cán bộ địa phương tổ chức thực hiện tốt, linh hoạt, chủ động và sáng tạo thì chương trình sẽ được tiến hành huy động đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt được hiệu quả cao, tạo nên những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội. Ngược lại, nếu cán bộ địa phương yếu về năng lực, kém chủ động, sáng tạo sẽ khiến cho hiệu quả chương trình kém đi, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với chính quyền địa phương, mục tiêu của chương trình cũng khó hoàn thành đúng thời hạn và không đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi của người dân.

Đặc biệt, đối với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của Chính phủ thì cán bộ phụ trách mảng đô thị là người ảnh hưởng trực tiếp đến

người dân thì vai trò của cán bộ địa phương lại càng trở nên quan trọng, họ trở thành cầu nối giữa Nhà nước và người dân. Cầu nối có tốt thì tuyên truyền vận động xây dựng hệ thống GTNT mới đến được với người dân và đạt được hiệu quả cao nhất, từ đó củng cố niềm tin của người dân với Đảng và Nhà nước.

Bảng 4.18: Một số thuận lợi trong quá trình huy động

đóng góp của cộng đồng vào xây dựng giao thông nông thôn

Diễn giải Số ý kiến

của hộ dân Tỷ lệ (%) Số ý kiến của cán bộ Tỷ lệ (%)

Nguồn nhân lực dồi dào 81 90,00 8 88,89

Cán bộ nhiệt tình 78 86,67 9 100,00

Cán bộ gương mẫu, tiên phong

thực hiện đóng góp 76 84,44 8 88,89

Tuyên truyền, vận động ND tốt 82 91,11 6 66,67

Được sự đồng tình của ND 88 97,78 6 66,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua tổng hợp số liệu ở bảng 4.18 ta thấy, có 5 thuận lợi chính mà có tỷ lệ ý kiến của người dân và cán bộ cao là: nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ nhiệt tình, cán bộ gương mẫu, tiên phong thực hiện đóng góp, cán bộ truyên truyền vận động người dân tốt và được sự đồng tình của người dân.

Qua bảng trên ta thấy, có 90% người dân, 88.89% cán bộ cho rằng nguồn nhân lực dồi dào là một trong những thuận lợi trong việc xây dựng GTNT nói chung cũng như trong việc huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT nói riêng.

Lực lượng lao động của huyện có 79.835 người trong tổng dân số 113.932 người (chiếm 70,07%). Như vậy, ta thấy lực lượng lao động trong xã dồi dào, người dân cần cù, chịu khó nên đây là nguồn lực quan trọng và cần thiết trong mọi hoạt động xây dựng GTNT cũng như trong việc huy động họ tham gia đóng góp bằng công lao động trong việc xây dựng GTNT.

Tổng hợp ý kiến của người dân về thuận lợi trong việc huy động vốn vào việc xây dựng GTNT thì chiếm tỷ lệ (84,44%) người dân cho rằng cán bộ nhiệt tình cũng là thuận lợi trong việc huy động đóng góp. Còn 100% cán bộ cũng cho

rằng cán bộ nhiệt tình là một trong những thuận lợi trong việc huy động đóng góp của cộng đồng.

Hộp 4.1 Nhiệt tình là chính

Nếu mỗi cán bộ không nhiệt tình, nỗ lực, tôi e rằng khó để người dân có thể tiếp cận được với mục tiêu xây dựng hệ thống GTNT. Hiện nay chúng tôi đẩy mạnh các công tác tuyên truyền để giúp người dân hiểu được vai trò của họ vào việc xây dựng GTNT.

(PBT-CT HĐND, huyện Thanh Liêm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng GTNT người dân có vai trò chủ đạo, cán bộ là người định hướng giúp đỡ người dân hiểu và thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình vào việc xây dựng GTNT. Vì vậy cán bộ nhiệt tình, nỗ lực trong việc xây dựng GTNT là một thuận lợi trong việc huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT.

Tổng hợp ý kiến của người dân về thuận lợi trong việc huy động vốn vào việc xây dựng GTNT thì chiếm tỷ lệ cao nhất (84,44%) người dân cho rằng cán bộ gương mẫu, tiên phong thực hiện đóng góp. Còn 88,89% cán bộ cho rằng cán bộ gương mẫu, tiên phong thực hiện đóng góp là một trong những thuận lợi trong việc huy động đóng góp của ngươi dân vào việc xây dựng GTNT. Qua số liệu tổng hợp điều tra ta thấy, cán bộ đã tích cực hưởng ứng, đi đầu phong trào tham gia đóng góp vào việc xây dựng GTNT.

Hộp 4.2 Cán bộ phải gương mẫu, đi đầu các phong trào xây dựng GTNT

Chúng tôi nhận thấy rằng không ai khác ngoài cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong. Muốn vậy thì bộ máy cán bộ của xã phải đồng thuận trước. Tất cả các cán bộ đều phải ủng hộ, thống nhất, tham gia hưởng ứng các hoạt động xây dựng GTNT, đặc biệt tham gia đóng góp vào việc xây dựng GTNT. Vai trò của cán bộ là rất quan trọng, tính tiên phong, gương mẫu và làm sao phải đi trước để vận động và lôi kéo quần chúng nhân dân.

(Bí thư Đảng ủy – huyện Thanh Liêm)

Muốn huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT đạt hiệu quả cao thì trước hết cán bộ, Đảng viên phải là người tiên phong, gương mẫu trong các công việc xây dựng GTNT. Vì vận động không đơn thuần chỉ là dùng lời nói mà cả những hành động cụ thể thì mới có thể tạo sự thuyết phục, nên bản thân người cán bộ phải gương mẫu, tiên phong trong việc thực hiện các tiêu chí. Đặc biệt, là đóng góp vào xây dựng GTNT. Như vậy, công tác vận động tiến hành sẽ được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, xây dựng GTNT ở huyện Thanh Liêm nói riêng cũng như chung cả nước, rất cần đội ngũ cán bộ có năng lực, kiến thức và thực tế, nhưng đến nay, lực lượng quản lý GTNT rất yếu kém, bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, mới có cán bộ quản lý giao thông cấp huyện chứ cấp xã không có, chủ yếu vẫn là cán bộ kiêm nhiệm. Vì thế, việc bị chi phối bởi công tác hành chính đã khiến cho sự tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng GTNT chưa được cán bộ quan tâm đúng mức. Các cán bộ kiêm nhiệm của các xã hầu như không thể đảm đương, kiến thức về GTNT, tự cập nhật và dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, nên GTNT ở cấp xã không có người quản lý. Ngoài ra việc tập huấn còn ít, kiến thức thu nhận được từ các buổi tập huấn chưa nhiều đã gây lúng túng cho cán bộ cơ sở khi triển khai công tác xây dựng GTNT nói chung cũng như tuyên truyền cho người dân hiểu cũng như vận động người dân tham gia xây dựng GTNT. Vì thế, cần có cơ chế chính sách để bố trí bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý bảo dưỡng đường ở cấp xã. Bộ phận này không cần thiết phải có thêm biên chế mà chỉ cần bố trí một người có trách nhiệm theo dõi về giao thông vì hạ tầng giao thông

ngày càng trở thành một tài sản lớn của nhà nước. Cán bộ này sẽ chỉ cần làm nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, bảo dưỡng. Việc thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng vẫn có thể huy động sức dân.

Hộp 4.3 Thiếu cán bộ chuyên trách

Chúng tôi đã cố gắng tự nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan nhưng do có nhiều sự thay đổi, nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó khăn khi triển khai,cũng như vận động người dân tham gia vào các hoạt động xây dựng GTNT. Ngoài ra, chúng tôi còn bị chi phối bởi công tác hành chính đã khiến cho sự tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình GTNT chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy rất cần một đội ngũ cán bộ chuyên trách.

(Bí thư Đảng ủy huyện Thanh Liêm )

Bên cạnh đó, xây dựng GTNT là công việc mà Nhà nước và dân cùng làm. Tuy nhiên, người dân ở huyện Thanh Liêm có trình độ dân trí chưa cao nên phần đa người dân không hiểu rõ về nhiệm vụ, vai trò của mình trong việc xây dựng GTNT của xã. Vì vậy, công tác tuyên truyền của cán bộ để người dân hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của mình là một công cuộc rất quan trọng. Do đó, vai trò của cán bộ trong xây dựng GTNT là định hướng cho người dân trong việc xây dựng GTNT nên trình độ chuyên môn của cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyên truyền huy động người dân tham gia vào xây dựng GTNT.

Bảng 4.19: Sự hiểu biết của cán bộ về việc huy động đóng

góp trong xây dựng đường giao thông nông thôn

Diễn giải Cán bộ xã Tỷ lệ (%)

- Rất rõ 4 66,67

- Tương đối rõ 2 33,33

- Không rõ lắm 0 0

- Không rõ 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ các hộ điều tra

Theo tổng hợp phiếu điều tra thì 66,67% cán bộ hiểu rất rõ về chương trình xây dựng GTNT, số cán bộ hiểu rõ về chương trình xây dựng GTNT chiếm 33,33% tổng số cán bộ điều tra. Nhưng hiểu rõ là một chuyện, áp dụng vào để

tuyên truyền, vận động, giáo dục giúp cộng đồng hiểu việc xây dựng GTNT là một chuyện khác. Cán bộ xã của huyện Thanh Liêm còn chưa hiệu quả cao trong khâu tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ nhiệm vụ và quyền lợi của họ vào xây dựng GTNT nên việc huy động người dân đóng góp vào xây dựng GTNT còn gặp rất nhiều khó khăn.

4.3.4 Thể chế và pháp luật

Như vậy, cũng như các vấn đề khác trong xã hội, công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thể chế và pháp luật, nó đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải được thực hiện theo hành lang pháp luật quy định.

Do việc quản lý hiện nay còn thiếu các qui định rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế đang phát triển. Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, không phù hợp với điều kiện, thực tế của nhiều vùng hoặc đôi khi chỉ mang tính chất cho có. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác các công trình giao thông nông thôn. Trong thời gian tới cần khắc phục những yếu điểm này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác.

Ngoài những văn bản của Nhà nước ban hành, UBND huyện Thanh Liêm tiếp tục quán triệt và đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện theo Nghị quyết ố 06- NQ/TU và Kế hoạch số 1333/KH-UBND ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hà Nam đến năm 2015 tới toàn thể nhân dân, các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội để phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng đường GTNT với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 116)