0
Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM DƯƠNG VĂN HỘI (Trang 30 -30 )

Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn cần phải thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch.

- Quy hoạch GTNT:

Đảm bảo định hướng cho việc quyết định đầu tư vào chương trình phát triển kinh tế vùng nông thôn, thực hiện đầu tư bền vững, làm đâu được đó.

Xác định phương hướng phát triển GTNT trong từng giai đoạn; cân đối nguồn vốn đầu tư, bảo trì theo kế hoạch từng năm và dài hạn.

Quy hoạch GTNT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch GTNT phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo hành lang đường không bị lấn chiếm. Quy hoạch GTNT phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

- Dựa vào quy hoạch giao thông nông thôn lập kế hoạch đầu tư xây dựng và bảo trì đường GTNT:

+ Đối với cấp tỉnh: Sở KH-ĐT và Sở GTVT trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch của tỉnh hướng dẫn cấp huyện tổng hợp, đề xuất kế hoạch phát triển GTNT và nhu cầu vốn hàng năm và 5 năm để trình UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ cho xây dựng và bảo trì hệ thống đường GTNT của các huyện.

+ Đối với cấp huyện: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường do huyện quản lý; kế hoạch hỗ trợ xây dựng và bảo trì các tuyến đườngxã. Kế hoạch xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT cấp huyện được thông qua UBND cấp huyện và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Đối với cấp xã: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường xã, đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng. Kế hoạch xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT được thông qua UBND cấp xã và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND huyện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM DƯƠNG VĂN HỘI (Trang 30 -30 )

×