Công tác bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 97)

- Đường huyện được ưu tiên từ ngân sách huyện cho bảo trì, nhưng rất ít, giai đoạn từ năm 2010 đến nửa đầu năm 2014, phần lớn (hơn 83,47%) vốn đầu tư cho đường huyện được dùng cho nâng cấp mặt đường, tiếp theo là làm mới đường, cầu cống.

Chi phí cho bảo trì đường huyện chiếm 16,53% tổng vốn giành cho đường huyện, gồm: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ.

Sửa chữa thường xuyên như duy trì hệ thống biển báo hiệu an toàn giao thông, sửa chữa nhỏ mặt đường, rãy cỏ bạt lề đường... Sửa chữa định kỳ bao gồm: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa đột xuất do sự cố hỏng hóc đường.

- Đường xã và đường thôn, xóm khối lượng làm GTNT vẫn tập trung vào công tác xây dựng đường. Phần dành cho bảo trì đường vẫn dừng ở mức độ sửa đường, phát quang dọn dẹp đường theo các đợt phát động phong trào, chưa thành 1 công tác thường kỳ hàng năm.

Tuy nhiên do một số nơi mựt đường vẫn còn là đường đất và đường cấp phối, hệ thống thoát nước mặt không được bảo dưỡng thường xuyên, hoặc không xử lý triệt để nên dẫn đến sự xuống cấp của nhiều tuyến đường.

- Bảo trì đường theo kế hoạch chưa được thực hiện đối với cấp xã, trừ phần thực hiện theo các dự án WB3 theo yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ.

- Không có nguồn vốn đầy đủ và ổn định cho bảo trì, vốn được cấp rất ít, không đủ từ ngân sách sự nghiệp của tỉnh, huyện, xã cho bảo trì là nguyên nhân đầu tiên được báo cáo.

Tuy nhiên xem xét kỹ cho thấy chưa có cơ chế quản lý khai thác, bảo trì mới chính là nguyên nhân sâu xa làm cho công tác bảo trì không hoạt động được. Không có tổ chức quản lý khai thác bảo trì được quy quy định rõ trách nhiệm và không có các văn bản hướng dẫn của nhà nước mang tính pháp lý quy định về

công tác quản lý khai thác bảo trì, đã khiến cho cấp xã không thể triển khai hoặc triển khai không hiệu quả công tác bảo trì đường.

- Các đơn vụ được giao quản lý các tuyến đường có trách nhiệm bảo dưỡng thường xuyên, đồng thời phải đạt các yêu cầu về kỹ thuật: Nền đường bảo đảm ổn định không bị sói, sạt lở; mặt đường bằng phẳng, không có ổ gà, không đọng nước khi mưa; công trình (bao gồm cả cầu, cống) không bị tắc, sói lở và phải được tiêu thoát nước thường xuyên.

Bảng 4.8: Bảng khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện

TT Số hiệu ĐM Công việc Đơn vị Định mức

1 AB.11211 Hốt đất, cát trùm mặt đường m3 1

Nhân công bậc 3/7 Công 0,45

2 XR.5410 Bạt lề đường m2 1

Nhân công bậc 3,5/7 Công 0,024

3 XR.5420 Rãy cỏ trùm mặt đường m2 1

Nhân công bậc 3,5/7 Công 0,021

... ... ... ... ...

Nguồn: Phòng Công thương huyện Thanh Liêm

Riêng đối với đường huyện sau quá trình đầu tư, khi hoàn thành đưa vào sử dụng được bàn giao cho Hạt giao thông huyện để thực hiện công tác bảo trì sữa chữa thường xuyên. Mức khoán sữa chữa thường xuyên đối với đường huyện được tính như trong bảng 4.8.

Nguồn vốn cho bảo dưỡng thường xuyên được cân đối giữa ngân sách huyện và theo kế hoạch phân cấp ngân sách của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w