Về trách nhiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 101)

- Đối với các tuyến đường huyện: Các tuyến đường huyện do UBND huyện Thanh Liêm quản lý và chịu trách nhiệm xây dựng, khai thác, bảo trì theo quy định của UBND tỉnh Hà Nam.

Riêng vấn đề quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến đường trong huyện, UBND huyện có trách nhiệm phổ biến tới từng xã trong huyện về tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và những quy định của pháp luật về vấn đề này.

Bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT, xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, hoặc sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường GTNT.

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.

- Đối với các tuyến đường xã

+ UBND xã có trách nhiệm quản lý khai thác và tổ chức bảo trì các tuyến đường bộ được giao trên địa bàn xã.

Bảng 4.9: Bảng phân cấp trách nhiệm quản lý đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm

Cơ quan quản lý Loại đường

Cơ quan quản lý cấp trung ương

+ Bộ Giao thông vận tải Tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ, các đường tham gia vận tải quốc tế, đường cao tốc

+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam Thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ do Bộ giao thông vận tải giao

Cơ quan quản lý cấp địa phương

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị

+ Sở giao thông vận tải Quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do UBND tỉnh giao

+ Ủy ban nhân dân huyện Quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện và đường tỉnh ủy thác cho huyện trên địa bàn

+ Ủy ban nhân dân xã Quản lý, bảo trì đường xã trong phạm vi xã

Chủ đầu tư và Cộng đồng dân cư Các chủ đầu tư xây dựng đường không dùng nguồn vốn từ NSNN

Hệ thống đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác

Cộng đồng dân cư Quản lý đường trong phạm vi thôn, xóm, đường nội đồng

Nguồn: Phòng Công thương huyện Thanh Liêm

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân trong xã các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ song song với việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.

Hàng năm xã xây dựng kế hoạch và lập các dự án đầu tư nâng cấp các tuyến đường trong xã, trình Phòng Công thương huyện hoặc Phòng Tài chính kế hoạch huyện thẩm định để làm cơ sở phê duyệt theo phân cấp.

Cân đối và sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách xã; huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân để thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường GTNT trên địa bàn.

UBND xã có trách nhiệm tuyên truyền về cơ chế hỗ trợ, động viên nhân dân đóng góp và huy động nguồn lực đối ứng để xây dựng các công trình đường GTNT trên địa bàn xã theo dự án được phê duyệt.

Khuyến khích, vận động người dân, cộng đồng tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình GTNT trên địa bàn xã.

+ UBND huyện xây dựng kế hoạch đầu tư trên cơ sở đề nghị của UBND các xã, kế hoạch này sẽ được trình lên Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông - Vận tải tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ kế hoạch hỗ trợ đầu tư hàng năm và huyện là chủ đầu tư đối với dự án này.

UBND huyện thường xuyên báo cáo định kỳ về GTNT của các xã trên cơ sở tham mưu của phòng Công thương huyện đối với UBND tỉnh và Sở Giao thông - Vận tải Hà Nam.

- Đối với đường thôn xóm và đường sản xuất, đường nội đồng

Theo quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chỉ có đường huyện và đường xã được phân cấp quản lý.

Tuy nhiên theo khảo sát thực tế tại địa phương, các tuyến đường này do UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, song UBND xã có thể phân công cho thôn, xóm.

Trưởng thôn, xóm có trách nhiệm lập kế hoạch về sửa chữa, nâng cấp hàng năm đối với những tuyến đường trên địa bàn thôn, xóm và thông qua hội nghị với toàn dân, sau đó trình UBND xã quyết định.

UBND huyện có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo UBND các xã khuyến khích, vận động người dân, cộng đồng tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình GTNT trên địa bàn xã.

+ Chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện hỗ trợ UBND các xã về trình tự đầu tư xây dựng các công trình.

+ Tăng cường các biện pháp huy động vốn đối ứng của địa phương.

+ Cân đối nguồn vốn ngân sách hàng năm do huyện quản lý để hỗ trợ các xã theo quy định, ngoài kế hoạch tỉnh phân bố.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w