Kinh nghiệm trong nước về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 48)

ty TNHH IT Transport 1998; Cơ sở Kiến thức Giao thông Nông thôn (2001), Phát triển đánh giá nông thôn có sự tham gia, do A.Davis biên tập, viện Nghiên cứu giao thông)

2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về quản lý hệ thống đườnggiao thông nông thôngiao thông nông thôn giao thông nông thôn

- Huyện Tam Dương tỉnh Phú Thọ

Trong năm 2005, chỉ tính riêng các công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn huy động từ huyện, xã và Hội Nông dân trên địa bàn, huyện Tam Dương đã cứng hoá mặt đường xi măng, lát gạch được 15,2 km với tổng kinh phí đầu tư là 2.456.957.000 đồng, vượt 53% kế hoạch đề ra. Sau 7 năm thực hiện chương trình giao thông nông thôn (1999 – 2005), toàn huyện đã cứng hoá được 77,3 km trên tổng số 192,5 km đường GTNT, đạt 42% tổng số km đường GTNT.

Năm 2006 toàn huyện làm mới được 6,0 km đường giao thông nông thôn lát gạch và bê tông; cấp phối 25 km đường, 3 km rãnh thoát nước, xây dựng 2 cầu, 20 cống thoát nước với tổng kinh phí là 2.200 triệu đồng.

Về cơ chế: tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 27/2005/NQ-HĐND, ngày 01/7/2005 của HĐND huyện. Các xã đồng bằng, trung du cơ chế hỗ trợ là 6 – 2 – 2 (nhân dân đóng góp 60%; xã hỗ trợ 20%; huyện hỗ trợ 20%); các xã miền núi cơ chế hỗ trợ 5 – 1 – 4 (nhân dân đóng góp 50%; xã hỗ trợ 10%, huyện hỗ trợ 40%). Năm 2006, huyện chọn xã Duy Phiên làm xã điểm về giao thông nông thôn. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, hầu hết các tuyến đường liên thôn, xóm trên địa bàn huyện đều có khoảng cách khá xa nhau giữa các thôn, xóm, giữa các hộ gia đình, địa hình phần lớn là đồi gò, gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện làm đường giao thông nông thôn của nhân dân trong huyện, vì vậy nhân dân mong muốn trong thời gian tới tỉnh sẽ tăng thêm cơ chế hỗ trợ cho nhân dân.

- Tỉnh Nam Định

Hiện nay, hệ thống đường huyện và đường liên xã của tỉnh Nam Định đã cơ bản đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới (NTM). Toàn bộ các xã trong tỉnh

đều có đường ô tô đến tận trung tâm. Theo thống kê, 73% đường xã của tỉnh đã được nhựa hoá và xây dựng bằng bê tông xi măng, số còn lại cơ bản đã được cứng hóa bằng các loại vật liệu khác; trên 90% đường thôn xóm đó được cứng hóa.

Để phát triển đường GTNT, tỉnh Nam Định triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp chủ yếu về quy hoạch và kế hoạch, cơ chế chính sách, nguồn lực, quản lý. Theo đó, Nam Định sẽ tập trung xây dựng Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn trong quy hoạch xây dựng của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 cũng như Kế hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm trong đó ưu tiên đầu tư, cải tạo nâng cấp các đường trục xã, những tuyến quan trọng của huyện, các đoạn tuyến hư hỏng nặng. Tỉnh cũng xây dựng cơ chế đầu tư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cũng như các chính sách khuyến khích các địa phương chủ động đắp, mở rộng nền đường bằng nhân công và vật liệu tại chỗ, vận động nhân dân hiến đất. Có thể nói, ngoài hệ thống giao thông có tính chất “xương sống” đã và đang được đầu tư, phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giao thông nông thôn một cách tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thực tế việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn còn nhiều bất cập. Vấn đề đầu tiên được Bộ giao thông vận tải đặt ra là sự hạn hẹp về nguồn vốn so với nhu cầu to lớn của phát triển giao thông nông thôn. Mạng lưới giao thông nông thôn còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo chất lượng và còn xa mới đáp ứng nhu cầu. Theo số liệu khảo sát đến cuối năm 2010 vẫn còn 149/9.111 xã chưa có đường cho ô tô tới trung tâm. Chất lượng đường còn rất thấp: trên 70% đường huyện, hơn 80% đường xã được đánh giá là xấu hoặc rất xấu; 72% đường thôn xóm còn là đường cấp phối và đất. Việc đầu tư phát triển đường GTNT phân bố không đều giữa các vùng. Tính riêng đường huyện và đường xã toàn quốc, tỷ lệ rải mặt nhựa, BTXM mới đạt 28,91%.

Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, có sự chuyển hướng trong đầu tư xây dựng đường, thể hiện ở việc cải tạo, nâng cấp đường huyện,

đường xã vào đúng cấp kỹ thuật. Đối với đường huyện: chuyển dần từ cấp A - GTNT lên cấp V hoặc cấp IV, chỉ có những nơi khó khăn mới dùng cấp VI.

Đối với đường xã: vào đúng cấp từ A - GNTN đến cấp V. Bắt đầu chú ý đến việc cải tạo, xây dựng hệ thống đường nội đồng có thể cho ô tô đi được và được tăng cường lớp mặt bằng vật liệu hạt.

Năng lực của các nhà thầu tại địa phương cũng còn nhiều bất cập. Bản thân các nhà thầu tư nhân và địa phương chưa tiếp cận được với thông lệ quốc tế và không có nhiều kinh nghiệm đấu thầu, triển khai thủ tục giải ngân theo chính sách hướng dẫn của nhà tài trợ.

Để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam thông qua việc cải thiện sự lưu thông của người dân, hàng hoá và dịch vụ tại

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w