Thực trạng công tác quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 86)

giao thông nông thôn

Phát triển GTNT cần đi trước một bước làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện HĐH - CNH nông nghiệp nông thôn. Mở rộng và phát triển mạng lưới GTNT trên toàn bộ hệ thống đường huyện, đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất.

Theo số liệu khảo sát, tất cả các xã trên địa bàn huyện Thanh Liêm đều có đường ô tô đi đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông huyện đã khá hoàn chỉnh, phục vụ các điểm dân cư, các vùng sản xuất chuyên canh, các khu công nghiệp và phục vụ tương đối tốt cho sự đi lại của các phương tiện cơ giới loại nhỏ và trung bình (có tải trọng từ 5 - 10 tấn), hoạt động tốt trong mùa khô và giai đoạn đầu của mùa mưa.

Tuy nhiên khả năng tiếp cận còn thấp, được đánh giá thông qua chỉ tiêu: Mật độ đường 0,00436 km/1000 dân, là chỉ tiêu đánh giá mức độ phục vụ của người dân, chỉ số này cang cao thì chứng tỏ mức độ phục vụ đi lại của người dân càng tốt.

Quy hoạch GTNT cơ bản đã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bởi quy hoạch kết cấu hạ tầng GTNT là một bộ phận của quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Nhiệm vụ cụ thể trong công tác quy hoạch GTNT huyện Thanh Liêm: Duy trì, củng cố và tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường GTNT hiện có theo đúng quy hoạch ở giai đoạn trước, xây dựng kết cấu mặt đường, hệ thống cầu, cống, rãnh thoát nước... đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với phương tiện vận tải, đáp ứng yêu cầu HĐH-CNH nông nghiệp và nông thôn, mục tiêu quy hoạch như bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tổng hợp các chỉ tiêu, sản phẩm và yêu cầu quy hoạch giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm

Chỉ tiêu, sản phẩm Năm 2010 Năm 2020

1. Mục tiêu - 50% đường huyện được

cứng hóa, tối thiểu đạt cấp IV (nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m). - 65% đường xã được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn cấp VI (nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m).

- 60% đường thôn được cứng hóa, đạt GTNT loại A (nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3,5m); đường xóm đạt loại B trở lên (nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m). - Tối thiểu 50% đường sản xuất được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện, đạt loại B trở lên (nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m). - 60% đường huyện và tối thiểu 10% đường xã được bảo trì.

- 100% đường huyện được cứng hóa, tối thiểu đạt cấp IV (nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m). - 100% đường xã được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn cấp VI (nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m).

- 70% đường thôn được cứng hóa, đạt GTNT loại A (nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3,5m); đường xóm đạt loại B trở lên (nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m). - 100% đường sản xuất được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện, đạt loại B trở lên (nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m). - 100% đường huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì. 2. Sản phẩm - Tính kết nối mạng lưới - Khả năng tiếp cận - Dịch vụ vận tải - Khả năng kết nối tốt đến mạng giao thông vận tải cấp cao hơn.

- Chỉ số tiếp cận tốt do 100% đường khai thác được quanh năm.

- Về cơ bản được giải quyết, chi phí vận tải thấp hơn.

- Khả năng kết nối tốt đến mạng giao thông vận tải cấp cao hơn.

- Chỉ số tiếp cận tốt do 100% đường khai thác được quanh năm.

- Về cơ bản được nâng cao chất lượng và giá cả phù hợp.

Tiếp tục đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường kết nối trung tâm các xã, thôn, các điểm công nghiệp, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, gắn kết hệ thống GTNT trên địa bàn huyện với mạng lưới giao thông tỉnh và toàn quốc.

Thực hiện bảo trì hệ thống đường GTNT, xây dựng và quản lý mốc lộ giới, hành lang GTNT trên địa bàn theo quy định.

Cơ chế hỗ trợ cho từng dự án xem xét có thể sẽ hộ trợ theo cơ cấu vốn: + Đối với đường trục xã: hỗ trợ theo tỷ lệ NS tỉnh - NS huyện - NS xã là: 50% - 25% - 25%.

+ Đối với đường thôn, xóm, đường sản xuất: hỗ trợ theo tỷ lệ NS tỉnh - NS địa phương là: 30% - 70%; ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách xã; đóng góp của nhân dân, địa phương tự lo kinh phí giải phóng mặt bằng.

+ Đối với cầu GTNT NS tỉnh hỗ trợ 100%, ngân sách địa phương đảm nhận kinh phí bồi thường GPMB.

Tuy nhiên việc quản lý quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn, do tập quán của cộng đồng dân cư, còn hạn chế về kinh phí để triển khai công bố quy hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w