HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẰNG TIẾNG ANH Nguyễn Thị Minh Hà

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 151)

III. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học của các giảng viên trẻ

HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẰNG TIẾNG ANH Nguyễn Thị Minh Hà

2. Vấn đề ngôn ngữ

HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẰNG TIẾNG ANH Nguyễn Thị Minh Hà

Nguyễn Thị Minh Hà

Giảng viên Bộ môn Tiếng Anh

Trường Đại học Ngoại thương được cả nước cũng như một số đối tác nước ngoài biết tới như là một ngôi trường chuyên đào tạo những cử nhân về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Ngoài ra, ngôi trường đại học này còn rất nổi tiếng không chỉ bởi những sinh viên xuất sắc về nghiệp vụ mà còn giỏi về ngoại ngữ. Rất nhiều sinh viên các trường đại học lớn và nổi tiếng khác trên toàn quốc chẳng hạn như Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà nội) hay Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đều phải thừa nhận khả năng ngoại ngữ rất tốt của sinh viên Ngoại thương, đặc biệt là khả năng tiếng Anh. Các công ty nước ngoài - những người sử dụng lao động cũng phải công nhận sinh viên do trường ta đào tạo khi tiếp xúc với công việc đều thể hiện bản lĩnh vững vàng trong nghiệp vụ và xuất sắc khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Trường Đại học Ngoại thương đang ngày một nâng cao chất lượng dạy và học, thể hiện qua các chương trình đào tạo chất lượng cao ngày một nhiều, các lớp đào tạo liên kết với các trường đại học nước ngoài, và những chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này cũng cho thấy vai trò của tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong một xã hội phát triển như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không phát triển việc hướng dẫn và viết báo cáo thực tập cũng như khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh?

Trước đây, nhà trường cũng đã áp dụng mô hình này, chủ yếu với các sinh viên theo học chuyên ngành tiếng Anh Thương mại, còn với những chuyên ngành chủ chốt của trường như Kinh tế Đối ngoại hay Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, v.v… thì mô hình này còn chưa được nhân rộng. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày càng cao như hiện nay, trường ta nên đẩy mạnh phương hướng viết báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

Tại sao sinh viên Ngoại thương nên được hướng dẫn và viết báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh?

Kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ chính là hai điểm mạnh của sinh viên Ngoại thương, do vậy chúng ta nên biết kết hợp những điểm mạnh này, tạo thành một ưu thế của sinh viên Ngoại thương so với các sinh viên trường khác khi tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, có rất ít trường đại học tại Việt Nam có sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh, và Ngoại thương là một trong những trường đi đầu trong lĩnh vực này. Nếu biết tận dụng và phát triển đúng hướng thì trường ta hoàn toàn có được lợi thế của người đi đầu.

Thực tế cho thấy, khi tốt nghiệp ra trường và bắt đầu làm việc cho các công ty nước ngoài, sinh viên bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) để giao tiếp trong công việc. Ngoài việc giao tiếp với người nước ngoài, toàn bộ thư điện tử lưu chuyển trong và ngoài công ty đều phải được viết bằng tiếng Anh, các bài thuyết trình, các cuộc họp dù lớn nhỏ cũng đều được thực hiện bằng tiếng Anh. Có thể nói, tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong thị trường lao động hiện nay. “Sản phẩm” do các trường đại học Việt Nam đào tạo có thể rất am hiểu về nghiệp vụ và nhanh chóng nắm bắt được các qui trình trong công việc khi bước vào thị trường lao động, nhưng chỉ có rất ít các sinh viên trong số đó có khả năng chuyển tải kiến thức chuyên môn của mình bằng tiếng Anh. Điều này sẽ tạo ra một rào cản cho các em trong công việc. Sinh viên đại học Ngoại thương có được lợi thế hơn sinh viên các trường khác là các em được đào tạo trong một môi trường giáo dục rất chuyên nghiệp, được tiếp xúc với nghiệp vụ bằng tiếng Anh, nên khi đi làm sau khi ra trường, hầu như sinh viên Ngoại thương không cảm thấy bỡ ngỡ, hay gặp khó khăn gì trong công việc. Tuy nhiên nếu như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ngoại thương được viết bằng tiếng Anh thì bằng tốt nghiệp của các em sẽ có giá trị hơn rất nhiều, và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Điều này sẽ giúp cho các em dễ dàng tìm được một công việc vừa ý, hay một vị trí tốt như các em mong muốn.

Cơ hội và thách thức khi làm báo cáo thu hoạch thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

Có thể thấy rõ là sinh viên Ngoại thương có rất nhiều thuận lợi khi làm báo cáo thu hoạch thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Trước hết, các em

tiếng Anh. Hệ thống các môn học được nhà trường xây dựng rất hợp lý và hỗ trợ sinh viên rất nhiều. Ba kỳ đầu tiên với các kiến thức ngôn ngữ cơ sở giúp các em củng cố các kỹ năng tiếng Anh cơ bản, làm nền tảng để học các kỳ ngôn ngữ kinh tế thương mại sau này. Song song với các môn nghiệp vụ được giảng dạy bằng tiếng Việt, sinh viên Ngoại thương còn được trang bị vốn ngoại ngữ kinh tế thương mại tùy theo từng chuyên ngành cụ thể. Tính đến thời điểm hiện tại các em được học tiếng Anh dành cho ngành Kinh tế Đối ngoại, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Luật kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ thư tín thương mại, Ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán ngoại thương, v.v… Điều này giúp các em tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn và hiểu vấn đề sâu hơn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, như vậy các em sẽ không gặp mấy khó khăn khi làm khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

Thứ hai, sinh viên Ngoại thương được dìu dắt và đào tạo bởi một đội ngũ giáo

viên rất chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, và rất năng động. Các thầy cô luôn cập nhật các kiến thức và thông tin mới về lĩnh vực có liên quan cho sinh viên bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nên các em có thể hoàn toàn yên tâm khi được làm việc chung với các thầy cô. Đây cũng là một ưu thế của giáo viên Ngoại Thương so với giáo viên các trường đại học khác.

Thứ ba, khi đi thực tập tại các công ty nước ngoài, sinh viên đều được yêu cầu

sử dụng tiếng Anh trong công việc, mọi việc trong công ty, các văn bản, tài liệu, các hoạt động giao tiếp trong và ngoài công ty đều được thực hiện bằng tiếng Anh, điều này sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng tìm được nguồn tài liệu để viết khóa luận bằng tiếng Anh, mà không sợ truyền đạt sai ý hay không đủ ý như văn bản gốc. Nhờ đó, những gì sinh viên viết trong báo cáo thực tập của mình cũng như trong khóa luận tốt nghiệp cũng mang tính thực tiễn hơn là lý thuyết, và sẽ hữu ích hơn cho các em sau này khi ra trường đi làm.

Bên cạnh đó, sinh viên Ngoại thương cũng gặp phải một số thách thức, khó khăn khi viết báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Một số sinh viên chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng tiếng Anh căn bản như nghe, nói, đọc, viết, thuyết trình, sẽ gặp nhiều cản trở khi viết khóa luận và bảo vệ khóa luận trước hội đồng. Đôi khi, kiến thức giữa lý thuyết và thực tiễn khác nhau sẽ tạo cho sinh

viên những khó khăn khi tiếp cận công việc cụ thể sau này. Và đặc biệt, một điều nên được quan tâm chú ý đến hơn nữa là đội ngũ giảng viên. Hiện nay đội ngũ giảng viên của trường có thể giảng dạy nghiệp vụ bằng tiếng Anh chưa nhiều, và còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong ngành hoặc chưa đủ khả năng giảng dạy môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh.

Phát triển việc hướng dẫn và viết báo cáo thu hoạch thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

Trước hết ngay từ học kỳ đầu tiên, nhà trường nên nêu rõ cho sinh viên thấy những lợi ích của việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh, cũng như đề ra những điều kiện cần thiết để sinh viên cố gắng trong suốt thời gian học đại học. Nhà trường cũng nên thường xuyên động viên, khuyến khích các em đi theo phương hướng này, cũng như tạo mọi điều kiện có thể để sinh viên có thể lựa chọn viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

Trong suốt thời gian học đại học, ngoài việc học lý thuyết về các môn nghiệp vụ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, sinh viên cũng cần có những buổi học thực tế, do các chuyên gia kinh tế, hoặc các giám đốc, trưởng phòng của những công ty (những nhà sử dụng lao động) trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngoài ra, sinh viên cũng cần có những buổi tọa đàm, lắng nghe những ý kiến chia sẻ, những kinh nghiệm của các cựu sinh viên Ngoại thương, hay những doanh nhân thành đạt. Giáo viên cũng nên ra những bài tập nhóm viết tiểu luận về một vấn đề nghiệp vụ vừa được học bằng tiếng Anh. Việc này sẽ giúp các em làm quen với việc viết thu hoạch thực tập và khóa luận bằng tiếng Anh. Nhờ đó, các em sẽ thành lập ý tưởng và nắm bắt đúng vấn đề cần viết khóa luận, và sẽ có những báo cáo thực tập và khóa luận thực sự có giá trị thực tiễn.

Về mặt đội ngũ giáo viên, nhà trường có thể phân công hai giáo viên đồng thời hướng dẫn sinh viên làm báo cáo hoặc viết khóa luận, trong đó một giáo viên sẽ phụ trách hướng dẫn các kiến thức chuyên môn, còn một giáo viên sẽ đảm nhận hướng dẫn cách diễn đạt kiến thức đó bằng tiếng Anh, hoặc các vấn đề về ngôn ngữ. Giáo viên hướng dẫn cũng có thể là những thầy cô đã từng tu nghiệp tại các nước sử

ngành có liên quan, ví dụ như những chương trình liên kết đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Và trong trường hợp này, vì giáo viên am hiểu cả kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ nên chỉ cần một giáo viên hướng dẫn sinh viên.

Hội đồng đánh giá và phản biện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên cũng cần bao gồm cả những giáo viên nghiệp vụ và giáo viên tiếng Anh chuyên ngành để có thể đánh giá chính xác thành quả của sinh viên. Sau khi đã đánh giá và thông qua khóa luận của sinh viên, nhà trường nên xác nhận và giới thiệu những khóa luận này tới các nhà tuyển dụng lao động, nhằm nâng cao giá trị sinh viên Ngoại thương cũng như vị thế của trường.

Hy vọng rằng, trong một thời gian không xa, sinh viên Ngoại thương sẽ vững vàng và tự tin khi thực hiện những báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 151)