Viết nội dung

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 65)

Sau khi đã có đề cương chi tiết và nguồn tài liệu SV dễ dàng viết các chương. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý.

1. Chương 1

- Khi viết chương 1, SV cần nêu được các định nghĩa về các khái niệm có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là những khái niệm dễ nhầm lẫn, ví dụ: năng lực cạnh tranh, chuỗi giá trị, thị trường bán lẻ, hệ thống bán lẻ, lãi suất, bao thanh toán,…Đối với một khái niệm, người viết nên đưa ra nhiều định nghĩa từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tóm lược một định nghĩa mà tác giả cho là khái quát nhất. Các định nghĩa thường được lấy từ từ điển, sách chuyên khảo, và luôn có trích dẫn nguồn đi kèm.

- Khi viết về cơ sở lý luận: viết những lý thuyết chung nhất liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhưng không giới hạn về phạm vi nghiên cứu, không gian nghiên cứu. Ví dụ, những yếu tố nào quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán

lẻ nói chung (không giới hạn vào doanh nghiệp Việt Nam). Những cơ sở lý luận này là cơ sở để SV phân tích ở chương 2.

- Phần bài học kinh nghiệm nên viết từ quan điểm mà SV đã chọn ban đầu. Ví dụ với đề tài về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ, SV có thể tìm hiểu bài học của một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài phát triển ra sao. Đối tượng chọn nghiên cứu kinh nghiệm cũng phù hợp hoặc có những điều kiện tương đồng với đối tượng mà SV muốn đưa ra giải pháp. VD: SV không nên lấy những bài học của Nhật Bản, Singapore để áp dụng cho An Giang. SV nên lấy bài học của Cần Thơ áp dụng cho An Giang, bài học Phú Quốc áp dụng cho Côn Đảo.

2. Chương 2

- Phần thực trạng và đánh giá: cần theo những tiêu chí đã được nêu trong phần cơ sở lý luận ở chương 1. Phần đánh giá cần phân định rõ ràng, SV đánh giá đứng từ góc độ quan sát nào. SV đánh giá dựa trên những thực trạng đã phân tích và sử dụng những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở phần cơ sở lý luận. Lưu ý, những nhận xét đánh giá là những điều được rút ra từ phân tích thực trạng, giống như hình ảnh một ông bác sĩ sau khi khám xong họng của bệnh nhân thì đánh giá về bệnh họng của bệnh nhân, chứ không để đánh giá về bệnh tim của bệnh nhân được. Rất nhiều SV rút ra những nhận xét mà chưa từng đề cập ở phần phân tích thực trạng.

- Khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cần so sánh với đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.

3. Chương 3:

- Phân tích cơ hội, thách thức. Tổng kết phân tích SWOT làm tiền đề cho xây dựng giải pháp. Lưu ý điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố nội tại, hiện tại của đối tượng nghiên cứu được đúc rút từ phần nghiên cứu thực trạng ở chương 2. Còn cơ hội, thách thức là những yếu tố về môi trường, đối tượng đang gặp hoặc sẽ gặp. Một số SV nhầm lẫn phân tích cơ hội, thách thức trong quá khứ.

- Những giải pháp được nêu ra nhằm hạn chế những mặt yếu, những thách thức, phát huy điểm mạnh, cơ hội của đối tượng nghiên cứu. Rất nhiều SV đưa ra giải pháp rất chung chung, không có mối liên hệ nào đối với những điều đã nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu. Ví dụ, chương 2, SV không đề cập đến mảng nguồn nhân

lực, hoặc chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing, nhưng chương 3 lại thường có những giải pháp dạng như vậy.

- Phần giải pháp cần phải viết cụ thể: cố gắng đặt tựa cho giải pháp, giải pháp đó triển khai như thế nào, với đối tượng nào. Lưu ý, giải pháp là những đề xuất đối với đối tượng nghiên cứu đứng trên quan điểm mà SV đã lựa chọn ban đầu. VD giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ, giải pháp đối với các doanh nghiệp dệt may, … Còn kiến nghị là những đề xuất đối với những cơ quan khác, đặc biệt là cơ quan quản lý vĩ mô.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 65)