III. Giải quyết vấn đề
PHẦN 1: CÁC NHƯỢC ĐIỂM THƯỜNG GẶP Ở CÁC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN VÀ GÓP Ý CẤU TRÚC MỘT KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ThS. Phạm Hùng Cường
Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ
PHẦN 1: CÁC NHƯỢC ĐIỂM THƯỜNG GẶP Ở CÁC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIỆP ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN
- Đề tài cũ kỹ, trùng lắp với các đề tài đã có. Điều đáng tiếc là nhiều sinh
viên bỏ công sức và thời gian rất quý báu của mình ra làm một việc ít có lợi là thực hiện lại các đề tài đã có. Điều này khiến cho đề tài dễ bị nghi vấn là sao chép và thiếu tính sáng tạo.
- Viết bài theo kiểu liệt kê, không có giải thích. Điều cần lưu ý là khi tác giả viết
ra thì tác giả có thể hiểu dễ dàng. Tuy nhiên, người đọc đôi khi không hay khó hiểu. Chính vì lý do này nên tác giả cần giải thích - càng ngắn gọn, súc tích càng tốt - về những điều được trình bày. Đối với những vấn đề quá đơn giản, cũng có thể không cần giải thích.
- Phần cơ sở lý luận, nội dung chính và kết luận không có liên hệ với nhau.
Phần cơ sở lý luận thường được trình bày tràn lan, không có trọng tâm, đôi khi không có liên quan đến nội dung chính của bài. Bên cạnh đó, thường các phần trình bày trong các chương không có liên hệ, bổ sung cho nhau. Về nguyên tắc, tất cả những điều trình bày trong khóa luận phải có liên hệ với nhau để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của khóa luận.
- Sinh viên dùng lẫn lộn dấu chấm và dấu phẩy trong khi viết số. Thí dụ: Sinh
viên thường hay viết 123,456,789 thay vì nên viết 123.456.789 để cho biết đây là 123 triệu ... Số liệu trong bài được trình bày thiếu nhất quán (không theo lề phải), dùng ký hiệu và viết tắt tùy ý, rối rắm làm người đọc không hiểu. Trên nguyên tắc, tất cả những từ viết tắt phải được ghi chú ngay từ đầu và nên cố gắng càng ít viết tắt càng tốt.
- Tài liệu tham khảo được dẫn chưa đúng. Hầu như các sinh viên chỉ liệt kê tài
liệu tham khảo cuối khóa luận mà không chỉ rõ là tài liệu tham khảo nào được sử dụng ở đâu. Thí dụ về một các dẫn tài liệu đúng: "Do thông tin bất đối xứng nên rất
có thể khi mua một hàng hóa đã qua sử dụng người mua sẽ mua được hàng hóa không đúng chất lượng (Trang 2008, tr. 18)." Sau đó tài liệu tham khảo này (Trang
2008) phải được liệt kê ra ở danh sách tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC dựa vào tên (hay họ - nếu là tác giả nước ngoài) của tác giả.
- Trong các bài viết có đề ra giải pháp: Các giải pháp được nêu ra quá nhiều,
đôi khi mâu thuẫn với nhau. Đồng thời, sinh viên thường không phân tích tính khả thi và thứ tự ưu tiên của các giải pháp này. Trong thực tế, vì nguồn lực có giới hạn nên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các giải pháp được đề xuất, do đó cần phải chọn lọc. Trong một số trường hợp, sinh viên đề xuất giải pháp mâu thuẫn ngay cả đối với mục tiêu của đề tài.
- Một số sinh viên không phân biệt giữa tỷ lệ và tỷ trọng nên thường dùng dấu % để chỉ cả hai, dễ tạo sự nhầm lẫn.
- Một số sinh viên viết câu chưa đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy chưa hợp lý. Điều cần lưu ý là còn sai chính tả. Chẳng hạn, một sinh viên, trong khóa luận tốt nghiệp của mình, đã viết "tập chung gà sót" thay vì "tập trung rà soát."
- Theo thông lệ, nếu trong trường hợp liệt kê thì trước dấu ba chấm phải có dấu phẩy. Nếu không có dấu phẩy trước dấu ba chấm thì người đọc hiểu đó là câu lửng (có thể bỏ lửng vì chủ ý của tác giả) và người đọc hiểu sao cũng được. Trong nghiên cứu khoa học, nên hết sức tránh điều này.