CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 1 Chọn đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 35)

1. Chọn đề tài nghiên cứu

Điều quan trọng đầu tiên đối với sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp là phải chọn đề tài phù hợp chuyên ngành đào tạo.

Trước khi làm đề xuất chọn đề tài nghiên cứu, sinh viên phải có khái niệm về lĩnh vực mà mình định nghiên cứu, nên sưu tầm và đọc kỹ những tài liệu tham khảo xem với đề tài mình chọn thì lượng thông tin có đáp ứng được hay không, tránh tuyệt đối trường hợp chọn tên đề tài đăng ký trước rồi sau đó mới tìm tài liệu, bởi thực tế rất nhiều sinh viên sau khi đăng ký đề tài mới bắt tay vào tìm kiếm tài liệu nên có khi rơi vào hậu quả là tìm kiếm không đủ lượng thông tin để đáp ứng yêu cầu của khóa luận. Đồng hành với việc này, cũng cần cân nhắc những vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, điều kiện viết khóa luận: Ví dụ: thời gian và độ dài, yêu cầu của bài khóa luận, nguồn tài liệu có đủ để tham khảo không, đối tượng nghiên cứu có cho phép không, phương tiện nghiên cứu là gì, tài chính có đến đâu…? Những vấn đề này giúp sinh viên xác định quy mô nghiên cứu.

- Thứ hai, phương pháp nghiên cứu: Nên áp dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích và phạm vi đề tài, đặc biệt là phù hợp khả năng của mình, thực hiện phương pháp nghiên cứu mà mình cho là phù hợp.

Ở cấp độ cử nhân, sinh viên chỉ nên tìm những đề tài nghiên cứu với phạm vi hẹp, cụ thể, mang tính thực tiễn mà trọng tâm là đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Nên chú ý đến tính vừa sức để có thể hoàn thành được bài nghiên cứu trong thời gian cho phép. Chẳng hạn không nên đặt vấn đề nghiên cứu lớn, đề tài quá chung chung và phải cần đến nhiều thời gian mới thực hiện được.

Với yêu cầu độ dài Khóa luận khoảng 70-100 trang thì chỉ nên tập trung vào một khía cạnh của vấn đề đó hoặc một trường hợp điển hình nào đó để nghiên cứu.

Các bước tiến hành:

a. Tìm sách, tài liệu nghiên cứu; đọc kỹ tài liệu nghiên cứu. Xem phần trích dẫn tài liệu tham khảo để tìm những tài liệu khác có liên quan. Cứ thế, ta có thể có được một tập hợp tài liệu tham khảo về đề tài của mình.

b. Photo các tài liệu đã tìm được cùng với các chi tiết cần thiết liên quan tới xuất bản như: tên tác giả, tên sách, số trang, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản… để có thể dễ dàng tra cứu sau này.

c. Chọn nội dung chính trong tài liệu, sắp xếp chúng khớp lại với nhau một cách logic đến mức chứng tỏ được sinh viên hiểu kỹ những vấn đề các tác giả khác đã trình bày.

d. Đọc kỹ, tìm ra những vấn đề giống nhau và những vấn đề gì khác nhau. Tóm tắt những điểm giống nhau và khác nhau đó, kèm theo tên của các tác giả.

e. Nên trình bày vấn đề theo cách nhìn từ toàn cảnh đến thu nhỏ dần lại và cuối cùng tập trung vào trọng tâm nghiên cứu của mình. Các cách trình bày phổ biến bao gồm:

i. Trình bày theo lịch đại (từ những nghiên cứu đầu tiên đến gần đây nhất). ii. Trình bày theo phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu một ngành hay liên ngành khoa học; nghiên cứu đối chiếu hay nghiên cứu so sánh…).

iii. Trình bày theo học thuyết, giả thuyết: những nghiên cứu ở Đức cho thấy rằng A là khái quát; ngược lại, các tài liệu thu thập được ở Pháp cho thấy là A chỉ đặc trưng cho một nhóm thiểu số người).

iv. Một khi xác định được các nguồn trích dẫn, theo đánh giá của mình là có ích cho công trình nghiên cứu hay bài viết thì bắt đầu xây dựng hệ thống phiếu. Liệt kê các nguồn tài liệu trích dẫn, tham khảo theo một mẫu thống nhất.

v. Khi tham khảo ý tưởng, quan điểm của tác giả nào đấy, cần ghi tóm tắt. Mỗi phiếu bao hàm những thông tin hoàn thiện và chính xác.

vi. Chỉ nên lấy thông tin trực tiếp qua tài liệu định tham khảo, trích dẫn. Không nên dùng thủ pháp gián tiếp trích dẫn, tức là lấy thông tin qua một người khác, hoặc là trích dẫn lời của Giáo sư này qua một bình luận của một Giáo sư khác,

vii. Công tác xây dựng phiếu này phải hoàn thành trước khi bắt tay vào viết một bài (nghiên cứu khoa học, tiểu luận hay khoá luận). Tài liệu tham khảo luôn được bổ sung mới, cập nhật…

Như vậy thì, mặc dù mục Tài liệu tham khảo đứng ở cuối mỗi công trình hay một bài viết, nhưng đó lại là phần việc phải hoàn thành đầu tiên.

f. Ghi chép trên phiếu:

Sau khi đã đọc và trả lại sách mượn thì phiếu ghi chép cá nhân lại trở thành tài sản vô giá cho bài viết. Nếu nó không được làm cẩn thận và đầy đủ, nghĩa là nếu trong quá trình ghi chép, nếu chúng ta thiếu cẩn thận hoặc bất cẩn, thì đương nhiên sẽ gặp khó khăn khi sử dụng phiếu tài liệu này. Nhiều bài viết của sinh viên đã nhầm lẫn chính là do phiếu ghi chép thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, không đầy đủ.

Có nhiều phương pháp để ghi chép phiếu, trong đó có 3 phương pháp chính sau đây:

- Thứ nhất, trích nguyên văn từng câu từng chữ của tác giả. Nên chép lại toàn bộ lời trích nguyên văn để trong ngoặc kép, để tránh nhầm lẫn với ý tóm tắt của mình. Trong trường hợp lời trích dài quá mức mình cần đến, có thể bỏ một số từ, một số câu ở giữa đoạn trích thì dùng ba chấm trong ngoặc đơn: (…).

- Thứ hai, tóm tắt ở đây là trình bày lại ý kiến của một tác giả khác một cách ngắn gọn theo lời lẽ riêng của mình. Bản tóm tắt là một bản viết cô đọng lại một đoạn dài (ý kiến, quan điểm của tác giả mình tham khảo).

- Thứ ba, khi viết giải thuyết chúng ta phải cấu trúc lại từng đoạn một, biến lời lẽ của tác giả mình tham khảo thành lời của mình. Ví dụ giải thuyết một câu trong cả một đoạn trích dẫn.

3. Xây dựng đề cương nghiên cứu

Một đề cương nghiên cứu thường chỉ dài khoảng 3 - 5 trang kể cả phần tài liệu tham khảo và bao gồm những mục sau:

- Trong phần này tác giả trình bày một cách rất vắn tắt lý do chọn đề tài. Lý do có thể xuất phát từ yêu cầu xã hội, giáo dục hay nghề nghiệp, từ giá trị thực tiễn của đề tài, từ đóng góp của đề tài vào vốn hiểu biết và kiến thức chung.

- Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Đề tài này giúp ích gì cho chính sinh viên làm nghiên cứu? Ứng dụng của nó ra sao và ứng dụng cho đối tượng nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích đặt ra cho đề tài là gì ?

- Phương pháp nghiên cứu : Trình bày phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.

Ví dụ: Tại sao sinh viên lại chọn phương pháp nghiên cứu này mà không chọn

phương pháp khác? (Ví dụ: phỏng vấn, Quan sát ghi chép, Ghi âm…) Dựa vào các lý giải đã nêu trong phần tổng quan để khẳng định điểm mạnh, yếu của phương pháp nghiên cứu mà sinh viên lựa chọn.

Cơ sở lý luận:

- Dựa trên những vấn đề lý luận nào?

- Sinh viên phải nêu một cách tổng quát những vấn đề lý luận. Phần Tổng quan này được coi là cơ sở lý luận cho vấn đề cần nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu:

Nêu bật trọng tâm của vấn đề mà sinh viên chọn để nghiên cứu và những hạn chế mà sinh viên lường trước là không thực hiện được trong khuôn khổ bài nghiên cứu nhỏ này của mình.

Kế hoạch thực hiện:

Lên kế hoạch từng bước để thực hiện nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 35)