MỘT SỐ KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN VIẾT KHOÁ LUẬN VÀ THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 51)

III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỘT BÀI KHÓA LUẬN TỐT

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN VIẾT KHOÁ LUẬN VÀ THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

7. Rút kinh nghiệm cho sinh viên

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN VIẾT KHOÁ LUẬN VÀ THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

VIẾT KHOÁ LUẬN VÀ THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nghiệp vụ

Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng của mỗi giảng viên. Phần lớn các giảng viên Cơ sở II Đại học Ngoại thương tại TP.HCM còn rất trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề nên thường gặp phải những khó khăn nhất định trong hoạt động hướng dẫn sinh viên viết khoá luận tốt nghiệp (KLTN) và thu hoạch thực tập tốt nghiệp (THTTTN). Những khó khăn nào các giảng viên thường hay gặp phải trong quá trình hướng dẫn? Thiếu kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa tên đề tài, đề cương chi tiết cho sinh viên? Thiếu kinh nghiệm trong việc sửa bài viết của sinh viên? Theo thời gian, khi kinh nghiệm hướng dẫn nhiều hơn, những khó khăn trên sẽ dần dần được khắc phục. Bên cạnh đó, cùng kinh nghiệm và sự trưởng thành thì số lượng sinh viên được phân công hướng dẫn của mỗi giảng viên cũng tăng lên. Trong điều kiện Cơ sở II vẫn còn rất thiếu giảng viên hướng dẫn (GVHD) thì mỗi giảng viên sẽ phải hướng dẫn tối đa định mức cho phép. Số lượng sinh viên được phân công hướng dẫn đông khiến việc bố trí thời gian hướng dẫn, sửa bài, theo dõi quá trình và tiến độ thực hiện bài viết của sinh viên cũng là thách thức không nhỏ đối với các giảng viên. Nếu không có kế hoạch hướng dẫn cụ thể, chu đáo, giảng viên sẽ dễ bị rơi vào tình trạng chạy theo sinh viên để hướng dẫn và giúp sinh viên thực hiện bài đúng tiến độ, đúng yêu cầu. Từ kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên viết THTTTN/KLTN tôi muốn chia sẻ một số gợi ý về việc quản lý kế hoạch hướng dẫn nhằm giúp các giảng viên chủ động hơn trong việc hướng dẫn, theo dõi tiến độ và ý thức hợp tác của sinh viên trong quá trình thực hiện bài KLTN/THTTTN.

Kế hoạch hướng dẫn sinh viên là một thời gian biểu những việc liên quan tới hoạt động hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình hướng dẫn do mỗi giảng viên lập ra. Việc lên kế hoạch hướng dẫn có thể bắt đầu từ việc xác định những nội dung

chính của hoạt động này. Có thể tóm tắt một số nội dung cơ bản của hoạt động hướng dẫn như sau:

1. Phổ biến chung những yêu cầu về mặt nội dung, hình thức của THTTTN/ KLTN;

2. Chỉnh sửa hoặc lựa chọn tên đề tài mới (nếu có): 3. Hướng dẫn sinh viên viết đề cương chi tiết; 4. Chỉnh sửa và duyệt đề cương;

5. Hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên trong quá trình viết bài (khi có yêu cầu); 6. Sửa bài viết (tối thiểu 2 lần).

Với số lượng sinh viên hướng dẫn khá đông thuộc nhiều loại hình đào tạo khác nhau, trong đó có cả sinh viên viết THTTTN và KLTN, giảng viên thường rất vất vả trong việc bố trí thời gian, lịch hướng dẫn, sửa bài … nhất là khi sinh viên có lịch nghiên cứu hoàn toàn khác nhau, có nhu cầu được hướng dẫn hay quỹ thời gian dành cho việc nghiên cứu khác nhau. Nhiều sinh viên đã đi làm hay sinh viên hệ vừa học vừa làm có thời gian gặp gỡ giảng viên rất hạn chế. Những sinh viên này thường chỉ có thể tranh thủ gặp giảng viên ngoài giờ làm việc hoặc thậm chí vào ngày nghỉ. Do đó, các giảng viên nên chủ động lập kế hoạch hướng dẫn và yêu cầu sinh viên tuân thủ lịch hướng dẫn của mình ngay từ ngày đầu.

Để giúp sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu của Nhà trường về thời gian thực hiện KLTN/THTTTN kế hoạch hướng dẫn của giảng viên cần đáp ứng những tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy định về thời gian sửa đổi hoặc đăng ký lại đề tài; - Phù hợp với thời hạn nộp bài cho Bộ môn;

- Đảm bảo việc theo dõi tiến độ thực hiện bài viết của từng sinh viên được phân công hướng dẫn;

- Cụ thể và chi tiết nhằm giúp GVHD và sinh viên chủ động và thuận lợi trong việc phối hợp.

Như vậy, căn cứ vào những nội dung hướng dẫn, số lượng sinh viên được phân công, thời hạn nộp bài THTTTN/KLTN do Nhà trường quy định, lịch làm việc của bản thân giảng viên, Kế hoạch hướng dẫn có thể được lập theo dạng bảng như

Mẫu 1: Kế hoạch hướng dẫn sinh viên biết KLTN/THTTTN từ ngày ….. đến ngày ….. Sinh viên Tập trung Ngày…. Nộp ĐC

Ngày…. Ngày….. Ngày…. Ngày…. Sửa lần

1

Ngày…. Sửa lần

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 51)