Định hướng chọn đề tài:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 57)

Mục đích: Đây là bước cần khuyến khích SV chủ động thực hiện trước khi gặp GVHD. Mục đích của bước này là nhằm giúp SV chọn được đề tài phù hợp với năng lực nghiên cứu, từ đó SV có thể xây dựng được một đề cương nghiên cứu có tính khoa học, logic. Bước này cũng giúp cho SV kiểm soát được thông tin, dữ liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu, tránh tình trạng “bí” tài liệu hoặc cảm thấy đề tài quá khó trong quá trình thực hiện đề tài.

Trước khi quyết định đăng ký đề tài nghiên cứu với Bộ môn, yêu cầu tiên quyết đối với SV là phải đọc thật nhiều tài liệu để hình dung ra kết cấu đề tài của mình, những thông tin gì cần thu thập. Đây là bước khó nhất trong quá trình làm đề tài, vì người viết chưa hình dung ra được mình sẽ phải làm gì, độ khó của đề tài mình chọn như thế nào. Tuy nhiên nếu đã vượt qua được bước này, từng bước đi của đề tài sẽ trở nên rõ ràng. Vậy sinh viên sẽ phải đọc cái gì và đọc như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý giúp SV tìm tài liệu và đọc tài liệu một cách hiệu quả.

- Về tìm tài liệu: có thể tìm nguồn tài liệu trên internet về những bài viết của

những học giả trong và ngoài nước, bằng cách sử dụng công cụ “tìm kiếm nâng cao” trên google. Khi tìm kiếm trên Internet, SV cần xác định những từ khóa (key words) liên quan đến tên lĩnh vực mà mình quan tâm. Bên cạnh những từ khóa bằng tiếng Việt, SV nên mở rộng sang những từ khóa bằng tiếng Anh, để tìm những tài liệu viết bằng tiếng Anh. Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam và công bố kết quả nghiên cứu trên website. Để tìm những nghiên cứu này, cần sử dụng từ khóa liên quan đến lĩnh vực quan tâm, kết hợp với từ khóa “Việt Nam”. Ví dụ, dùng từ khóa “garment”, “value chain”, kết hợp “Việt Nam” sinh viên có thể tìm được những công trình nghiên cứu của thế giới về chuỗi giá trị trong ngành dệt may có liên quan đến Việt Nam chẳng hạn. Hoặc, thông qua việc sử

dụng từ khóa bằng tiếng Anh, SV có thể tìm được một số kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Vì tài liệu dạng file mềm rất đa dạng, SV nên chọn lọc những thông tin đáng tin cậy, ví dụ như từ những website của các cơ quan chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các ngân hàng,… Bên cạnh nguồn dữ liệu bằng internet trên, còn một nguồn dữ liệu khác rất hiệu quả, đó là các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Có một cơ sở dữ liệu tập trung các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng nhất trên thế giới là Proquest, hiện thư viện Trường Đại học Ngoại Thương đã có thể truy cập được vào kho dữ liệu này. Lưu ý, hạn chế tuyệt đối việc sử dụng bài báo mang tính chất bình luận làm cơ sở cho phần nghiên cứu lý luận.

- Về việc lưu giữ tài liệu: Sau khi được tài liệu như trên, việc lưu giữ tài liệu

cũng cần công phu giúp SV có thể sử dụng hiệu quả sau này. SV có thể lưu giữ dựa trên việc phân loại về mặt nội dung, hoặc phân loại theo thời gian phát hành của tài liệu. Đối với tài liệu dạng file word, SV có thể cắt các thông tin rồi paste thành một file tổng hợp theo trình tự thời gian. Nhờ lưu giữ theo thời gian, khi đọc tài liệu, SV sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình phát triển của đối tượng nghiên cứu, hoặc lựa chọn được những số liệu mới nhất.

- Về việc đọc tài liệu: cần chú ý đến cơ sở lý luận, cũng như kết cấu của mỗi

nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng cần đọc phần nguồn tài liệu tham khảo của mỗi nghiên cứu để SV có thể tìm thêm được những tài liệu tham khảo hữu ích. Việc đọc tài liệu nên tiến hành làm nhiều lần. Lần đầu đọc giúp SV nắm khái quát vấn đề, nắm được cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng nghiên cứu hiện nay. Lưu ý khi đọc lần đầu, nếu thấy thông tin gì thú vị (liên quan gần đến đối tượng nghiên cứu hoặc số liệu hữu ích), SV cần đánh dấu ngay, nhờ vậy sẽ đỡ tốn thời gian tìm kiếm sau này. Sau khi đọc lần một, SV vẫn thấy chưa nắm được vấn đề thì cần phải đọc tiếp lần hai hoặc tìm thêm tài liệu. SV cần xác định rõ nghiên cứu của mình là một sự kế thừa các nghiên cứu trước đó, do đó, ngoài mục tiêu xác định tên đề tài, kết cấu đề tài cần chú ý tóm tắt sự phát triển của các nghiên cứu trước đó như thế nào, có thể đánh giá sự phát triển này theo trình tự thời gian. Từ đây, SV cần chỉ rõ đề tài mình nghiên cứu bổ sung vấn đề gì mới vào các nghiên cứu trước đây.

Tính mới của đề tài nghiên cứu đối với một luận văn đại học chỉ đòi hỏi ở việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu lý thuyết vào một phạm vi nghiên cứu mới: không gian, thời gian.... Nói tóm lại, sau khi đọc tài liệu, SV cần tóm tắt được sự phát

triển của các nghiên cứu trước đó theo thời gian, trên cơ sở đó xác định tên đề tài muốn nghiên cứu, nắm được cơ sở lý luận cần thiết, và định hình được đề cương của đề tài cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 57)