III. Phần kết luận
1. Sơ lược về thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là thông tin đã được xuất bản dưới dạng các ấn phẩm khác nhau như sách, báo, tạp chí, mạng Internet. Đây là loại thông tin được ưa chuộng bởi rất nhiều người bởi những ưu điểm sau của nó:
- Việc thu thập thường ít tốn kém do thông tin đã được công bố rộng rãi trên các ấn phẩm.
- Thời gian tìm kiếm thông tin thường ngắn do thông tin đã được phổ biến và công khai ở nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như, chúng ta không tốn quá 5 phút để tìm được thông tin mình cần chỉ bằng một cú click chuột vào trang web www.google.com trên mạng Internet.
- Thông tin thứ cấp được công bố ở nhiều nguồn khác nhau. Đặc điểm này cho phép người thu thập, khai thác thông tin có thể so sánh, đối chiếu các kết quả tìm được, nhằm có được một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu.
- Do tính chất tổng quát của thông tin nên người nghiên cứu có thể gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình thông tin thích hợp để từ đó, phân tích, chứng minh cho luận điểm của mình trong bài nghiên cứu.
- Tính chính xác và cập nhật của thông tin thứ cấp thường không cao, do thông tin được công bố đã lâu.
- Thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau có thể mâu thuẫn nhau. Ví dụ cùng bàn về vấn đề thất nghiệp tại một tỉnh, nhưng nguồn thông tin này cho rằng tình hình đang có những tín hiệu đáng khích lệ; nhưng nguồn thông tin kia lại cho rằng đó là một thực trạng đau đầu, nhức nhối… Điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải tỉnh táo, phân tích, kết hợp so sánh đối chiếu với các nguồn đáng tin cậy khác cũng như đối chiếu với thông tin sơ cấp để có được những dữ liệu chính xác nhất.
Trái với thông tin thứ cấp, ta có một dạng thông tin thứ hai: thông tin sơ cấp. Đây là những thông tin thu thập để giải quyết những vấn đề nghiên cứu hoặc những câu hỏi cụ thể. Thông tin sơ cấp trở nên thật sự cần thiềt khi việc nghiên cứu thông tin thứ cấp không mang lại kết quả mong đợi.
Để có được nguồn thông tin chính xác và hữu ích cho công trình của mình, người nghiên cứu nên kết hợp tìm kiếm cả hai dạng thông tin trên, nhằm mục đích phát huy ưu điểm của mỗi loại thông tin, đồng thời hạn chế những nhược điểm của mỗi loại.