Từ 6 điều kiện ràng buộc nêu trên đặt ra trong tình hình thực tế việc lựa chọn đề tài KLTN của sinh viên Cơ sở II Đại học Ngoại thương diễn ra qua gần 15 năm, với tư cách giảng viên hướng dẫn trực tiếp tôi xin được mạo muội chỉ ra những vướng mắc thường gặp sau đây:
Thứ nhất: Chỉ khoảng hơn 50% sinh viên lựa chọn đúng đề tài KLTN phù
hợp với Chương trình Đào tạo của Nhà trường, còn lại chỉ mang tính phản ánh gián tiếp, thậm chí chẳng liên quan.
Để giải quyết vướng mắc này theo tình huống, nhiều giảng viên hướng dẫn cho sinh viên bổ sung thêm vào đề tài cụm từ “đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”. Vì áp đặt khiên cưỡng dẫn tới hậu quả khi triển khai viết bài, hầu như các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế lại không được đề cập đến hoặc giải quyết qua loa. Bản thân những chuyên gia nghiên cứu sâu vào các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cảm thấy bức xúc khi sinh viên của một trường chuyên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế lại nhìn nhận quá “méo mó” về các yêu cầu này.
Những đề tài lựa chọn thường vướng mắc nhất về vấn đề nêu trên thuộc các lĩnh vực “Thương mại điện tử”. “Thanh toán”, “Vận tải - giao nhận và bảo hiểm kinh doanh”, “Tài chính – tiền tệ”, “Quản trị nhân sự”, “Marketing”,….
Nguyên nhân: được nhìn nhận từ hai phía:
a. Từ phía sinh viên:
- Chưa khái quát được toàn bộ chương trình học của chuyên ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh quốc tế… mà Nhà trường đã trang bị kiến thức qua 4 năm học tập.
- Chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào môn học nào mà mình ham thích trong toàn bộ Chương trình chuyên ngành.
- Chưa chủ động lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập.
- Chưa nắm vững được ý nghĩa quan trọng của việc lựa chọn đề tài KLTN
b. Từ phía giảng viên:
- Chưa dành thời gian thích đáng để tổng kết lại toàn bộ Chương trình của Chuyên ngành mà sinh viên học tập trước khi tiến hành công đoạn lựa chọn đề tài KLTN.
- Một số giảng viên chưa nắm chắc được yêu cầu và toàn bộ nội dung Chương trình chuyên ngành, thường là những giảng viên của trường khác, hoặc trước kia chưa phải là sinh viên học tập thuộc chuyên ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh quốc tế… những giảng viên mới làm quen với công việc hướng dẫn KLTN chưa có dịp để hệ thống hóa Chương trình giảng dạy chuyên ngành.
- Chưa chủ động đưa ra Danh mục đề tài KLTN để sinh viên lựa chọn
- Chưa nắm chắc các điều kiện cần thiết để xác định rõ cho sinh viên khi lựa chọn đề tài KLTN.
Thứ hai: đề tài lựa chọn thường trùng lắp với các đề tài của sinh viên khác trong
các ngành khác, với các đề tài đã được lựa chọn trong những năm trước. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho người chọn đề tài vì phải đổi đề tài, thậm chí gây ra sự tranh chấp giữa người lựa chọn trước và người sau, gây ra rất nhiều phiền toái cho nhà quản lý chuyên môn.
Nguyên nhân:
a. Từ phía sinh viên :
- Sinh viên chưa tiếp cận được với Danh mục các đề tài KLTN đã được bảo vệ và nghiệm thu của các năm trước. Danh mục này đã có ở thư viện Nhà trường. Danh mục các đề tài KLTN đã đăng ký trong cùng khóa, cùng năm thuộc các loại hình đào tạo đã công bố nhưng sinh viên không theo dõi và cập nhật thường xuyên.
- Sinh viên chưa có liên hệ chặt chẽ với nhau để trao đổi thông tin nhằm chủ động phòng ngừa sự trùng lắp.
b. Từ phía giảng viên:
- Giảng viên chưa nắm chắc Danh mục các đề tài KLTN mà sinh viên đã bảo vệ và được nghiệm thu của các năm trước, các sinh viên đã đăng ký đề tài KLTN trong cùng năm để giúp sinh viên loại trừ kịp thời hoặc chỉnh sửa khi trùng lắp.
- Các giảng viên hướng dẫn chưa có liên hệ, trao đổi chặt chẽ, rộng mở với nhau để nắm bắt được tình huống có thể trùng lắp về đề tài.
Thứ ba: đề tài lựa chọn nhiều khi vượt quá năng lực thực tế nghiên cứu của sinh
viên hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu theo quy định của Nhà trường đối với một đề tài KLTM.
Nguyên nhân : a. Từ phía sinh viên :
- Sinh viên chưa nắm vững yêu cầu tối thiểu theo quy định của Nhà trường về mục đích, phạm vi nội dung nghiên cứu của một đề tài KLTN.
- Sinh viên chưa đánh giá đúng năng lực thực tế nghiên cứu của chính bản thân mình với các điều kiện thực hiện (nguồn tài liệu, số liệu, địa bàn khỏa sát, giảng viên trực tiếp hướng dẫn…)
b. Từ phía giảng viên:
- Giảng viên chưa nắm vững yêu cầu tối thiểu theo quy định của Nhà trường về mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu của một đề tài KLTN đối với từng khóa, loại hình đào tạo.
- Giảng viên chưa tìm hiểu kĩ, cụ thể năng lực nghiên cứu và viết KLTN của từng đối tượng sinh viên cụ thể, từ đó mới định hướng đúng cho sinh viên lựa chọn đề tài nào cho thật phù hợp với năng lực thực tế về nghiên cứu của mình.
- Giảng viên chưa gợi mở cho sinh viên đưa ra một số đề tài nghiên cứu mà sinh viên thấy rằng bản thân mình có thể thực hiện tốt, từ một số đề tài đó, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên lựa chọn một đề tài nghiên cứu mang tính khả thi nhất.
Thứ tư: nhiều đề tài nghiên cứu chưa mang tính thực tiễn để góp phần giải
quyết các vấn đề cấp bách đặt ra trong lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh quốc tế…
a. Từ phía sinh viên:
- Sinh viên chưa quan tâm thực sự tới những xu hướng biến chuyển của tình hình kinh tế thế giới, thị trường quốc tế, kinh tế đối ngoại của Việt Nam; những vấn đề nan giải chưa tìm được hướng giải quyết hiệu quả của các doanh nghiệp, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong điều kiện thực tế của đất nước.
- Sinh viên chưa nhận thức rõ ý nghĩa thực tiễn của lý thuyết, tư duy, tầm nhìn chiến lược, phải đi trước thực tiễn như “ ánh sáng soi đường”, tạo động lực cho thực tế phát triển (vốn dĩ rất sinh động nhưng rất phức tạp)
- Sinh viên chưa ý thức cao ích lợi kinh tế - xã hội của mỗi đề tài KLTN mà mình đã lựa chọn với bao công phu nghiên cứu như một nguồn tư liệu tham khảo quý hiếm của chuyên ngành, từ đó góp phần tạo cơ sở khoa học nghiêm túc xây dựng và triển khai các phương án, chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, hiệu lực quản lý cho chính phủ trong giai đoạn đất nước chuyển mình nhanh sang hội nhập đa phương.
b. Từ phía giảng viên:
- Giảng viên chưa chú trọng tới tính cấp thiết thực tiễn của đề tài KLTN với những yêu cầu cấp bách mà sinh viên cần lưu ý ngay từ đầu khi lựa chọn đề tài.
- Giảng viên chưa nắm vững tương đối toàn diện những xu hướng, các biến chuyển của tình hình kinh tế thế giới, thị trường quốc tế, kinh tế đối ngoại của Việt Nam và những vấn đề nan giải về phương diện nghiên cứu cần phân tích, luận giải kịp thời để xây dựng luận cứ khoa học đối với các phương án kinh doanh của doanh nghiệp, điều chỉnh thích hợp các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ.
- Giảng viên chưa đặt ra yêu cầu thiết thực và cụ thể đối với sinh viên về tính hữu ích của đề tài lựa chọn.
Thứ năm: đề tài KLTN được lựa chọn nhiều khi không phù hợp với năng lực
thực tế của đội ngũ giảng viên hướng dẫn tại cơ sở II Đại học Ngoại thương.
Nguyên nhân :
a. Từ phía giảng viên:
- Phần đông giảng viên mới tham gia vào hướng dẫn KLTN nên chưa thật nhiều kinh nghiệm, chưa thật vững tin khi giúp sinh viên lựa chọn tên đề tài.
- Phần đông giảng viên chưa am hiểu nhiều lĩnh vực nghiên cứu về mặt lý thuyết trong khi các đề tài sinh viên lựa chọn thuộc quá nhiều lĩnh vực chi tiết do xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường.
- Phần đông giảng viên chưa trải nghiệm lý thuyết mà mình truyền giảng qua thực tế. Cách thức nghiên cứu chủ yếu “tại bàn”. Các thông tin có được chủ yếu thuộc nhóm thông tin “hạng 2”.
b. Từ phía quản lý chuyên môn
- Chưa chuyên nghiệp hóa về đội ngũ giảng viên hướng dẫn KLTN
- Chưa chủ động thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm hướng dẫn KLTN thông qua các buổi tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo các cấp mang tính định kỳ.
- Chưa có các hình thức khuyến khích, động viên thực chất giảng viên nâng cao năng lực, trình độ hướng dẫn KLTN.
Thứ sáu: các đề tài lựa chọn thường không mang tính khả dụng cao, chỉ giải
quyết các vấn đề chung (không xác định trực tiếp cụ thể đối tượng nghiên cứu: sản phẩm, thị trường, các loại hình doanh nghiệp, quy mô đầu tư, lộ trình, mục tiêu ngắn và dài hạn…)
Nguyên nhân: a. Về phía sinh viên:
- Sinh viên ít tích cực tham gia vào nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập, gắn kết học với hành.
- Sinh viên chưa quan tâm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học- công nghệ, chủ động nhận đơn đặt hàng nghiên cứu của các doanh nghiệp đó, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới khởi nghiệp.
b. Từ phía giảng viên :
- Giảng viên hướng dẫn chưa chuẩn bị chu đáo phương án và lộ trình hướng dẫn KLTN với các mục tiêu, đối tượng cụ thể theo phương châm gắn kết đề tài KLTN với lợi ích thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, chủ động hướng dẫn sinh viên đi thực tế