III. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học của các giảng viên trẻ
2. Vấn đề ngôn ngữ
2.2. Vấn đề về cách viết câu và hành văn
Một lỗi rất thông thường mà sinh viên hay mắc phải đó là không phân biệt được một cách rõ ràng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khác nhau thế nào kể cả trong cách hành văn tiếng Anh và tiếng Việt. Do vậy, cũng cần phải nói lại ở đây một số điểm khác biệt giữa cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Về mặt ngữ âm, theo Diệp Quang Ban (1998-Tr. 36), ngôn ngữ nói yêu cầu sử dụng đúng hệ thống ngữ âm cụ thể. Dùng tốt ngữ điệu để truyền đạt thông tin đến cho người nghe. Trong khi đó, ngôn ngữ viết yêu cầu viết đúng chuẩn chính tả, viết đúng quy cách con chữ, sử dụng tốt dấu câu. Hơn nữa, ngôn ngữ viết đòi hỏi người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hình thức của các văn bản pháp quy. Về từ ngữ, ngôn ngữ nói cho phép sử dụng chung những từ ngữ của riêng phong cách hội thoại thường gặp trong khi ngôn ngữ viết không cho phép dùng phong cách này khi không thực sự cần thiết. Khi chọn từ ngữ, phải chọn từ phù hợp với phong cách chức năng của văn bản được tạo lập. Về cách sử dụng câu, ngôn ngữ nói thường sử dụng các câu ngắn gọn. Đôi khi có thể dùng những từ ngữ lặp thừa trong câu mà không nhằm mục đích diễn đạt sắc thái tu từ. Ngôn ngữ viết đòi hỏi dùng câu ghép dài, nhiều bậc. Tránh dùng những câu tỉnh lược cùng một lúc cho cả chủ ngữ và động từ làm vị ngữ khi không có tác dụng tu từ học đủ rõ.
Để cụ thể hóa những đòi hỏi đối với người viết học thuật, chúng ta có thể xem xét một số tiêu chí chung của việc viết học thuật như sau:
Cấp độ 1: Sử dụng đúng ngữ pháp cơ bản
Ở mức độ cơ bản, các văn bản sinh viên phải đạt được những tiêu chí sau: - Viết từ đúng chính tả.
- Sử dụng từ viết hoa đúng cách. - Sử dụng đúng các dấu câu.
Ở mức độ cao hơn, sinh viên phải đạt những tiêu chí sau:
- Sử dụng đúng các câu hoàn chỉnh (câu đơn, câu ghép, câu phức hợp). - Sử dụng các từ mô tả và hành động chính xác.
- Sử dụng câu với độ dài và tính phức hợp cao.
- Viết câu đảm bảo tính chặt chẽ và logic mang tính thuyết phục cao.
Cấp độ 3: Mạch lạc trong phong cách
Khi đã đảm bảo về tính chính xác trong cách sử dụng câu, sinh viên phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết của văn bản bằng việc thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Tạo dàn ý phát triển hợp lý cho mỗi chủ đề
- Đưa các chi tiết liên quan và thích hợp để làm rõ chủ đề
- Các phần đầu, phần giữa và phần cuối của mỗi chương đoạn cần phải được nêu rõ bằng những kết luận hoặc khuyến nghị cụ thể.
- Trên thực tế, các bài viết của sinh viên chuyên ngành 5 và 6 mới chỉ dừng lại ở cấp độ 1, hoặc còn tệ hơn thế. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:
- Trình độ đầu vào tiếng Anh yếu, thời gian 02 năm học tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương không đủ để hoàn chỉnh những kỹ năng ngữ pháp cơ bản để đáp ứng yêu cầu khả năng viết học thuật.
- Môn viết trong chương trình chưa được chú trọng, đặc biệt là môn viết học thuật (academic writing), thời gian dành cho môn học này lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn - 60 tiết)
3. Giải pháp