3. Một số vấn đề khác
MỘT SỐ GÓP Ý ĐỂ HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÓ CHẤT LƯỢNG HƠN
VIÊN CÓ CHẤT LƯỢNG HƠN
ThS., GVC. Tô Bình Minh
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nghiệp vụ
Nghiên cứu khoa học là một trong những công việc quan trọng của sinh viên (SV), hướng dẫn nghiên cứu khoa học cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các giảng viên đại học. Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, các SV có thể thực hiện những nghiên cứu để viết Tiểu luận môn học; Thu hoạch thực tập giữa khóa; Thu hoạch thực tập tốt nghiệp; Khóa luận tốt nghiệp; Đề tài nghiên cứu khoa học,… Tất cả những kết quả nghiên cứu đó được gọi chung là Luận văn Khoa học (LVKH).
Bài viết này đưa ra một số góp ý nhằm nâng cao chất lượng các LVKH của sinh viên trên cơ sở những thiếu sót thường gặp của các giáo viên hướng dẫn (GVHD) trong quá trình hướng dẫn sinh viên viết LVKH.
Qui trình và thời hạn hoàn thành
Nhiều SV nghĩ rằng chỉ cần nộp bản chính thức trong thời hạn qui định là được nên không hề liên hệ với GVHD trong thời gian viết LVKH, đến ngày cuối cùng mới đưa bản chính cho GVHD để ký. Vì vậy, công việc đầu tiên mà các GVHD phải làm với SV trong quá trình hướng dẫn là đưa ra qui trình làm việc và thời hạn hoàn thành. Qui trình mà SV phải thực hiện để hoàn thành LVKH như sau:
Sơ đồ: Qui trình hướng dẫn LVKH
Để dễ theo dõi và quản lý quá trình làm việc của SV, GVHD có thể sử dụng bảng sau: Bảng: Kế hoạch hướng dẫn ……..1 Chọn đề tài Nộp đề cươn g Nộp bản nhá p Nộp bản chính Sửa đề cươn g Sửa bản nhá p
Khóa:
STT Họ và tên
Email; điện thoại Chọn đề tài (Thời hạn) Nộp đề cương (Thời hạn) Nộp bản nháp (Thời hạn) Chọn đề tài
Công việc tiếp theo của GVHD là hướng dẫn SV chọn đề tài. Nhiều sinh viên đã phải thay đổi đề tài hoặc bị hội đồng đánh giá thấp vì đề tài trùng với đề tài của các khóa trước (đối với KLTN); đề tài không thể hiện tính chuyên ngành; đề tài quá chung chung…
VD: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XNK tại công ty X”. Cụm từ “hiệu quả hoạt động có nghĩa rất rộng nên sẽ khó khăn trong đánh giá và đề xuất giải pháp cụ thể.
Để tránh tình trạng này, GVHD cần hướng dẫn cho SV kiểm tra đề tài của các khóa trước trên thư viện (đối với KLTN); chỉ dẫn cho SV cách đặt tên đề tài phù hợp với chuyên ngành và thể hiện phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn.
Viết đề cương
Sau khi chọn đề tài, công việc tiếp theo của SV là viết đề cương. Khi hướng dẫn SV viết đề cương nghiên cứu, GVHD cần chú ý để tránh một số lỗi sau:
- Đề cương nghiên cứu không nêu được mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
- Tên chương trùng với tên đề tài, tên mục trong chương trùng với tên chương, tên mục nhỏ trùng với tên mục lớn.
VD:
“Đề tài: Một số giải pháp thâm nhập thị trường X cho sản phẩm Y tại công ty Z.
…..
Chương 3: Một số giải pháp thâm nhập thị trường X cho sản phẩm Y tại công ty Z.
…..
III. Một số giải pháp thâm nhập thị trường X cho sản phẩm Y tại công ty Z. …
3. Một số giải pháp thâm nhập thị trường X cho sản phẩm Y tại công ty Z. …”
VD 1: “Chương 1: Cơ sở lý luận về thâm nhập thị trường….. …..
III. Ý nghĩa thực tiễn của việc thâm nhập thị trường…. đối với công ty…. …..
IV. Một số bài học kinh nghiệm (thực tiễn) về thâm nhập thị trường ….” VD 2: “Chương 1: Giới thiệu chung về công ty ….
…..
V. Tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với công ty ….” - Nội dung trùng lắp giữa các phần
Trong nhiều LVKH, phần đánh giá/ nhận xét về thuận lợi, khó khăn xuất hiện trong cả chương 1, chương 2 lẫn chương 3. Người đọc sẽ khó phân biệt được sự khác nhau giữa những thuận lợi, khó khăn đó là gì.
Sửa bản nháp
Khi sửa bản nháp cho SV, có một số góp ý với GVHD như sau:
- Không nên yêu cầu SV viết từng chương rồi gửi cho GVHD sửa mà nên yêu cầu viết hoàn chỉnh rồi mới sửa. Làm như vậy sẽ tránh được sự mất cân đối về độ dài, sự thiếu phù hợp về nội dung giữa các chương.
- Nhắc nhở SV kiểm tra lỗi chính tả, lỗi đánh máy, đánh số trang và viết đầy đủ các phần của LVKH trước khi nộp bản nháp cho GVHD. Nhiều SV nghĩ rằng đây chỉ là bản nháp nên không chú ý đến việc này. Khi sửa bản nháp có quá nhiều lỗi chính tả, lỗi đánh máy, không có số trang và chưa đầy đủ, GVHD khó có thể tập trung vào nội dung chuyên sâu của LVKH.
- Sự đồng bộ, nhất quán về nội dung của các chương
Nhiều LVKH thể hiện rõ cơ sở lý luận nhưng không thể hiện việc vận dụng cơ sở lý luận này để phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp. GVHD cần giúp SV nhận thức được vai trò của cơ sở lý luận trong LVKH của mình.
Cũng có những LVKH nêu ra được những khó khăn, thách thức, nhưng những giải pháp và kiến nghị lại quá chung chung nên chưa thể hiện đó là những giải pháp và kiến nghị để giải quyết những khó khăn, thách thức đã nêu ra.
Trong một LVKH hoàn chỉnh, phần phân tích thực trạng dùng để xác định vấn đề đang tồn tại, phần cơ sở lý luận dùng để phân tích và đề xuất cách giải quyết vấn đề đó. Như vậy sẽ có sự đồng bộ và nhất quán cả phần lý luận, thực trạng và giải pháp trong LVKH.
- Một số SV không đi thu thập số liệu thực tế mà sử dụng những bài của các khóa trước, chỉ sửa lại năm cho phù hợp về thời gian. Để tránh tình trạng này,
GVHD nên yêu cầu SV đính kèm các phụ lục là các chứng từ thể hiện những số liệu nêu trong LVKH là đúng thực tế.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Thọ (2008), Nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp ngành quản trị
Kinh doanh - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
2. Hoàng Văn Châu (2008), Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học, Thứ sáu, 25 Tháng 7/ 2008 11:14.
http://www.ftu.edu.vn/index.php?