III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỘT BÀI KHÓA LUẬN TỐT
7. Rút kinh nghiệm cho sinh viên
2 Sinh viên viết KLTN
Sinh viên viết KLTN
Sinh viên A ………..
Sinh viên H
Sinh viên viết THTTTN
Sinh viên D ………..
Sinh viên Y
Ngay từ buổi tập trung sinh viên đầu tiên, GVHD có thể thông báo cho sinh viên kế hoạch hướng dẫn của mình. Kế hoạch này sẽ bao gồm thời gian GVHD quy định dành cho việc chỉnh sửa đề tài, duyệt đề cương, dành cho việc hướng dẫn hay nhận bài sửa lần 1, lần 2… Mỗi giảng viên có cách bố trí lịch hướng dẫn riêng tùy theo điều kiện công việc cụ thể, thời gian cho phép và số lượng sinh viên được phân công hướng dẫn. Sẽ rất thuận lợi và chủ động cho cả hai bên nếu GVHD quy định lịch gặp sinh viên cho toàn bộ giai đoạn hướng dẫn. Ví dụ, có thể quy định, hàng tuần vào các ngày thứ 5 giảng viên sẽ gặp và sửa bài cho sinh viên tại Bộ môn, hoặc sinh viên viết THTTTN được bố trí vào sáng thứ 5, sinh viên viết KLTN được bố trí vào chiều thứ 5… Tuy nhiên GVHD nên quy định cụ thể số lần gặp tối thiểu và số lần gặp tối đa cho từng loại hình hướng dẫn. Việc quy định số lần gặp tối đa sẽ giúp giảng viên không phải chạy theo những sinh viên quá “tích cực”, luôn đề nghị gặp trực tiếp GVHD khi phát sinh bất kỳ vấn đề gì. Bên cạnh những sinh viên như vậy
thì có rất nhiều sinh viên gần như không tới gặp để được hướng dẫn mà chỉ vào thời gian cuối mang bài đến đề nghị GVHD sửa. Những bài viết “tự nhiên” không theo đề cương chi tiết do GVHD duyệt sẽ khiến GVHD rất khó khăn trong việc đọc, sửa và gọt dũa. Vì vậy, GVHD cũng cần quy định rõ số lần gặp tối thiểu mà mỗi sinh viên phải thực hiện và thời gian cho những lần gặp này. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, sinh viên phải gặp GVHD không ít hơn 4 lần: Nghe phổ biến chung và chỉnh sửa tên đề tài (nếu có), chỉnh sửa đề cương, sửa bài lần 1 và sửa bài lần 2. Việc chỉnh sửa tên đề tài (nếu có) phải được thực hiện trong khoảng thời gian quy định của Bộ môn (trong vòng 4 tuần kể từ khi đề tài được duyệt). Còn đối với việc sửa nội dung chính của bài, GVHD nên quy định thời hạn nộp lần 1 tối thiểu là 3 - 4 tuần và lần 2 là khoảng 2 tuần trước khi hết thời gian cho phép. Với thời hạn này GVHD sẽ có khoảng 5 ngày cho việc đọc và chỉnh sửa bài KLTN. Nhiều sinh viên chỉ tích cực thực hiện bài viết khi đã gần đến hạn cuối cùng nên nếu không quy định thời gian đọc bài của giảng viên từ 5-7 ngày thì GVHD sẽ rất bị động khi có nhiều sinh viên thúc giục và đề nghị được sửa bài sớm.
Việc lập kế hoạch hướng dẫn và lịch làm việc cho toàn bộ quá trình sinh viên thực hiện THTTTN/KLTN có thể giúp giảng viên chủ động trong việc hướng dẫn, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho các công tác chuyên môn khác. Ngoài ra, do được thông báo cho sinh viên biết về kế hoạch này ngay từ đầu nên kế hoạch hướng dẫn của giảng viên cũng phục vụ làm căn cứ giúp sinh viên lập kế hoạch nghiên cứu của mình phù hợp với yêu cầu của (GVHD) và thời gian quy định của Nhà trường.
Bên cạnh việc lập kế hoạch làm việc, để hạn chế tối đa tình trạng sinh viên không tự giác gặp giảng viên để được hướng dẫn, giảng viên có thể yêu cầu mỗi sinh viên lập “Phiếu theo dõi tiến độ thực hiện THTTTN, KLTN”. Phiếu này có thể lập theo mẫu 2 (do ThS. Trần Nguyên Chất cung cấp).
Mẫu 2: PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THTTTN/KLTN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Văn A
Lớp: ………Khóa: ……… Số ĐT: ……….…………
Tên đề tài:
……… ……….
Ngày Nội dung trao đổi – Nhận xét của GVHD GVHD ký
Thống nhất tên đề tài, hướng dẫn viết đề cương… Chỉnh sửa đề cương:
Bổ sung thêm những nội dung sau: ………….
Đã duyệt đề cương. Thời hạn thực hiện: Chương 1, 2, 3..…… ………
Chính sửa lần ….. Ký nộp
Phiếu theo dõi tiến độ viết THTTTN/KLTN do sinh viên giữ. Yêu cầu về tiến độ thực hiện hoặc chỉnh sửa về mặt nội dung sẽ được sinh viên đưa vào phiếu này và được GVHD ký xác nhận. Mỗi lần đến gặp GVHD sinh viên cần cầm theo Phiếu theo dõi để quá trình hướng dẫn được thể hiện đầy đủ và liên tục. Trên phiếu này, GVHD có thể ghi ý kiến, nhận xét và những yêu cầu của mình về mặt nội dung để sinh viên hoàn thiện bài viết, đồng thời GVHD có cơ sở kiểm tra mức độ tuân thủ hướng dẫn của sinh viên. GVHD sẽ thu lại phiếu này khi ký cho sinh viên nộp bài để làm cơ sở đánh giá tinh thần, thái độ, cũng như chất lượng bài viết của sinh viên. Thực tiễn hướng dẫn sinh viên cho thấy, việc lập kế hoạch hướng dẫn một mặt giúp GVHD chủ động trong việc bố trí thời gian hướng dẫn và sửa bài cho sinh viên, mặt khác, sẽ tạo sức ép cần thiết buộc sinh viên phải thực hiện bài viết đúng tiến độ, giúp giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng dẫn được giao.