Tìm kiếm thông tin hiệu quả trên mạng Internet

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 125)

III. Phần kết luận

2.Tìm kiếm thông tin hiệu quả trên mạng Internet

Để quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet được dễ dàng, đồng thời mang lại hiệu quả cao, ta cần chú ý đến những vấn đề sau:

2.1. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu

Việc xác định vấn đề nghiên cứu có vai trò vô cùng quan trọng, giúp người nghiên cứu rút ngắn được thời gian tìm kiếm thông tin. Có nhiều người cho rằng nên tìm thông tin trước, sau đó, xem xét và cân nhắc vấn đề nghiên cứu; điều này dễ dẫn đến sự phụ thuộc của người nghiên cứu vào nguồn thông tin hiện hữu. Mặt khác, hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của các phương tiên công nghệ thông tin, thông tin trở nên đa dạng, phong phú hơn bao giờ hết. Vì vậy, ta nên xác định vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu. Trong quá trình tìm kiếm thông tin, nếu thấy có điểm

gì chưa phù hợp hoặc thiếu chính xác, ta có thể đính chính lại vấn đề nghiên cứu, nhưng vẫn giữ nguyên những vấn đề cốt lõi nhất.

Ngoài ra, trước khi bước vào tìm kiếm thông tin, ta nên xác định rõ loại thông tin cần tìm: ngôn ngữ, hình ảnh, nhận định, số liệu hay các vấn đề mang tính lý thuyết liên quan đến đề tài.

2.2. Cách tìm kiếm hiệu quả

Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng thông tin đã mở một lối đi mới cho công việc tìm kiếm thông tin của người nghiên cứu. Chúng ta có thể tiếp cận với lượng thông tin vô cùng phong phú, với tốc độ truy cập cực nhanh. Chỉ cần một máy tính có cấu hình vừa đủ, người nghiên cứu có thể truy cập vào các nguồn thông tin đã đề cập ở trên trong thời gian rất ngắn. Thông tin được cung cấp trên mạng ở nhiều hình thức khác nhau: dạng văn bản, bảng biểu, đồ thị, các tập tin có tiếng, lẫn các tập tin có hình, làm cho nguồn thông tin thu thập được ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến, nhanh và mạnh nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay. Một số thủ thuật người nghiên cứu thường sử dụng để phát huy thế mạnh của công cụ tìm kiếm này bao gồm:

- Dùng câu hành động: Khi đưa thông tin cần tìm dưới dạng câu truy vấn tác

vụ, công cụ tìm kiếm sẽ cho ra kết quả chính xác hơn.

- Đặt từ khoá trong dấu nháy kép: Nếu đặt từ khoá trong dấu nháy kép (" "),

công cụ thường cho ra các kểt quả xác thực hơn. Ví dụ: nếu ta gõ “thực trạng kinh tế” trong dấu nháy, công cụ sẽ tìm những tài liệu có chứa cụm từ như vậy; nhưng nếu ta không đặt cụm từ trên vào dấu nháy, công cụ có thể tìm các tài liệu gồm các từ “thực”, “trạng”, “kinh” và “tế”.

- Sử dụng toán tử logic: ta có thể dùng các toán tử logic như AND, OR,...trong

câu truy vấn để tìm được kết quả như ý hơn.

- Tìm kiếm theo các kiểu file cụ thể: *.xls,*.doc, *.pdf *.ps *.ppt *.rtf …

Google cho phép ta tìm kiếm theo các kiểu file cụ thể chứ không chỉ là các file html bình thường trên các web site. Ví dụ: ta có thể tìm kiếm một chuỗi kí tự nào đó có

- Tìm kiếm trong trang web: Google có một tùy chọn cho chúng ta cách tìm

kiếm thông tin giới hạn trong một trang web cụ thể hoặc một loại tên miền nhất định. Ví dụ, chúng ta muốn tìm thông tin giới hạn trong các trang web có tên miền là, .org, .com hoặc .box.sk hay .nl. Ta chỉ cần gõ: site:opensourcevn.org php…

- Tìm từ đồng nghĩa: Nếu ta không chỉ muốn tìm kiếm một từ khoá đặc biệt

mà còn muốn tìm từ đồng nghĩa của nó, ta sử dụng cấu trúc: " ~" Searches

2.3. Một số điểm cần lưu ý khác

- Thành thạo trong việc sử dụng công cụ tìm kiếm: Trên Internet hiện có rất

nhiều công việc tìm kiếm, tuy nhiên việc chúng ta biết dùng thành thạo chỉ cần một công cụ cũng khiến cho kết quả tìm kiếm tăng lên rất nhiều. Vì vậy, ta nên tập trung vào một công cụ thay vì lan man với nhiều công cụ tìm kiếm khác.

- Cân nhắc trước khi click chuột: Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc với

những trang web không phù hợp, chúng ta hãy chú ý đến phần giới thiệu của các liên kết trong danh sách kết quả tìm kiếm, xem xét theo ngữ cảnh câu truy vấn, địa chỉ URL, đặc trưng của công ty sở hữu trang, và ngày tháng (nếu có thể). Từ sự cân nhắc cẩn thận đó, ta mới có thể đưa ra quyết định sau cùng về việc có nên truy cập vào trang web đó hay không.

- Biết dừng lại đúng lúc: Biết khi nào nên kết thúc việc tìm kiếm trên web

cũng như ở các nguồn khác là rất quan trọng. Nếu không, ta rất dễ sa đà vào việc tìm những thông tin không thích hợp, làm xao nhãng mất mục tiêu tìm tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

- Cân nhắc đối với thời gian của việc tìm kiếm với chọn lọc và xử lý thông tin: song song với quá trình tìm kiếm, quá trình chọn lọc và xử lý thông tin cũng có

vai trò quan trọng không kém. Vì vậy, khi tìm kiếm thông tin, ta cần cân nhắc lượng thời gian cần thiết cho công việc xử lý thông tin sau này, tránh dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, tải về một lượng lớn để rồi không có thời gian để đọc và xử lý những thông tin này.

- Cân nhắc đối với lượng thông tin thu thập trên mạng Internet và sách báo: Tuy rằng Internet mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện lợi, nhưng điều đó

trên mạng Internet, vì phần lớn thông tin vẫn chưa được kiểm chứng, tính chính xác cũng chưa cao so với thông tin được công bố trong các sách báo và tạp chí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cân nhắc việc lựa chọn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp: người

nghiên cứu ngày nay có xu hướng phụ thuộc nhiều vào thông tin thứ cấp, được cung cấp từ sách, báo và đặc biệt là Internet, vì tính chất tiện lợi, tiết kiệm của nó mà quên đi tầm quan trọng của thông tin sơ cấp. Ta nên cân nhắc đến sự cân đối này một cách kỹ lưỡng khi tiến hành tìm thông tin cho bài nghiên cứu của mình, vì trong rất nhiều trường hợp, thông tin sơ cấp mới là cơ sở sau cùng giúp ta đi đến những quyết định quan trọng.

Nghiên cứu khoa học là một việc làm thiết thực, và việc tìm kiếm thông tin cho công trình nghiên cứu đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của đề tài. Từ khi ra đời và cho đến nay, Internet đã có những bước phát triển không ngừng. Hiện nay, mạng Internet đang từng bước chuyển mình trở thành kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Người nghiên cứu thường có xu hướng dựa vào thông tin trên Internet để phân tích, xử lý, làm cơ sở cho bài nghiên cứu của mình, vì tính tiện lợi cao của nó. Tuy nhiên ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào Internet vì độ tin cậy của các thông tin cung cấp chưa cao; trái lại, ta nên tiến hành các phương pháp khác như nghiên cứu tại hiện trường cùng bảng câu hỏi, phỏng vấn nhằm mục đích thu thập thông tin sơ cấp. Sự kết hợp giữa thông tin trên Internet cùng với các thông tin thu thập bằng các phương pháp khác sẽ khiến cho kết quả nghiên cứu thêm sinh động hơn và chính xác hơn; khả năng thành công của đề tài cũng sẽ được nâng lên đáng kể.

Tài liệu tham khảo

1. TS. Nguyễn Tấn Khuyên, Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế.

2. Lê Tử Thành (1993), Lôgích học và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Trẻ.

3. PGS., TS. Nguyễn Trung Vãn, TS. Nguyễn Thanh Bình, TS. Phạm Thu Hương, ThS. Nguyễn Thu Hương (2008), Giáo trình Marketing Quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

BÀN VỀ VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNTRONG HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRONG HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN

ThS. Nguyễn Tiến Hoàng

Tổ trưởng Tổ Bộ môn Luật - Bộ môn Nghiệp vụ

Theo quy định hiện nay, để tốt nghiệp và ra trường, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nói chung và Cơ sở II tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng phải hoàn thành các công việc liên quan đến việc đánh giá, xét và công nhận tốt nghiệp. Cụ thể, những sinh viên nào không đủ điều kiện viết khóa luận tốt nghiệp (KLTN) phải đi thực tập, hoàn thành thu hoạch thực tập tốt nghiệp và phải thi tốt nghiệp. Thông thường, việc xét viết KLTN chỉ dành cho các sinh viên có điểm trung bình chung học tập (tính đến thời điểm xét) từ 7,00 trở lên. Như vậy, có thể nói rằng việc được viết KLTN tự bản thân nó đã là một niềm tự hào đối với sinh viên. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện đề tài KLTN của sinh viên trong thời gian qua (tính từ thời điểm sinh viên gặp giáo viên hướng dẫn đến thời điểm hoàn thành việc chấm KLTN tại hội đồng) cho thấy đã có không ít vấn đề phát sinh làm “buồn lòng” cả hội đồng chấm KLTN lẫn sinh viên. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin đề cập đến một vấn đề nổi cộm hiện nay trong hướng dẫn sinh viên viết KLTN tại Cơ sở II trong thời gian qua, đó là vai trò và trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 125)