MỘT SỐ SUY NGHĨ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI CHO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 78)

III. Giải quyết vấn đề

MỘT SỐ SUY NGHĨ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI CHO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ThS.Vũ Thị Đan Trà

Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ

Khóa luận tốt nghiệp là một trong các thể loại của luận văn khoa học. Khóa luận là chuyên khảo mang tính tổng hợp thể nghiệm kết quả học tập sau một khóa đào tạo chuyên môn hoặc huấn luyện nghiệp vụ. Như vậy, khóa luận tốt nghiệp mang tính chất của một công trình khoa học, nhưng lại vừa nhằm mục đích học tập nghiên cứu khoa học. Nó vừa phải thể hiện những ý tưởng khoa học của tác giả, nhưng lại vừa phải thể hiện kết quả của quá trình tập sự nghiên cứu. Với ý nghĩa đó, người viết khóa luận cần chuẩn bị không chỉ nội dung khoa học mà còn nhân dịp này tích lũy vốn phương pháp luận nghiên cứu.

Khóa luận tốt nghiệp là một chuyên khảo về một chủ đề khoa học do một người viết nhằm mục đích sau:

- Rèn luyện về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học - Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập

- Bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn

Nội dung của khóa luận tốt nghiệp nhằm giải quyết một vấn đề khoa học thật nhỏ, qua đó chứng tỏ sinh viên đã nắm vững những kiến thức cơ bản (về tài liệu, nhận thức, lý luận, phương pháp) và biết cách trình bày khóa luận tốt nghiệp đúng quy cách (về bố cục, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo…).

Khi thực hiện một công trình nghiên cứu nào, thông thường cần xem xét các thành tố sau: P- R – I – S – C – A – R. Trong đó:

- P: Problem Formulation and Identification (Xác lập và nhận dạng vấn đề) - R: Research Design (Thiết kế nghiên cứu)

- I: Instrument for Data Collection (Công cụ để thu thập số liệu) - S: Sampling Design (Thiết kế mẫu)

- C: Collection of Data (Thu thập số liệu)

- R: Report Preparation and Presentation of Results (Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu)

Như vậy, việc xác lập đề tài để thực hiện khóa luận tốt nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Điều này giống như việc xác định đích đến trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Thiếu đích đến thì không thể tìm ra được đường đi, chưa kể không thể là lộ trình ngắn nhất. Đề tài nghiên cứu chưa rõ ràng thì không thể có một kế hoạch nghiên cứu chặt chẽ và kinh tế. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài làm khóa luận tốt nghiệp cần cân nhắc hết sức kỹ càng. Điều này giúp ta có thể kiểm soát được công trình nghiên cứu và có cảm hứng khi tiến hành công việc. Các nhân tố giúp cho ta cân nhắc khi lựa chọn đề tài làm khóa luận tốt nghiệp thông thường bao gồm:

- Đề tài phù hợp với lĩnh vực đào tạo. Bên cạnh đó ở đây, sinh viên có thể cân nhắc theo các tiêu chí như quy mô và loại hình doanh nghiệp, về một hệ thống (ví dụ: hệ thống các ngân hàng thương mại, tổng công ty…, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế: trong dài hạn (ví dụ: chiến lược) hay trong ngắn hạn (ví dụ: về tình hình xuất nhập khẩu).

- Quy mô của đề tài. Sinh viên cần có đủ lượng kiến thức về tiến trình nghiên cứu để có thể hình dung hết công việc liên quan đến việc hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Giới hạn đề tài ở mức có thể quản lý được, cụ thể và rõ ràng. Điều hết sức quan trọng là lựa chọn đề tài có thể kiểm soát được trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực sẵn có.

- Tính liên đới - chọn một đề tài có liên hệ với chuyên ngành của mình và phục vụ cho việc hướng nghiệp của sinh viên. Sinh viên cần đảm bảo rằng khóa luận tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên có thể bổ sung thêm vào kiến thức hiện có, để có thể biến nó trở thành công cụ hướng nghiệp sau này. Điều này rất quan trong để giúp sinh viên duy trì được cảm hứng trong nghiên cứu.

- Tính sẵn sàng của số liệu và chất lượng của tài liệu. Có thể nói đây là yếu tố quyết định. Dù số liệu dùng đến các nguồn thông tin thứ cấp thì trước khi khẳng định lần cuối về tên đề tài thì cần đảm bảo các dữ liệu này sẵn sàng và nằm ở dạng thức mong muốn. Tài liệu sẵn có rất quan trọng đối với sinh viên khi xác định đề tài nghiên cứu vì yêu cầu khi viết khóa luận tốt nghiệp không phải là kỳ vọng phát

minh ra điểm mới mà chủ yếu kế thừa nguồn tài liệu sẵn có, trên cơ sở đó tổng hợp, cập nhật, phát triển và hoàn thiện nội dung nghiên cứu. Vì vậy, chất lượng của tài liệu cũng là yếu tố cần xem xét trước khi quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp.

- Sự thích thú. Sinh viên cần lựa chọn chủ đề thật sự cuốn hút và phù hợp với sở thích, thế mạnh của mình. Khi thực hiện một khóa luận tốt nghiệp không chỉ là một công việc tốn thời gian mà còn rất nhiều thử thách, có nhiều vấn đề không dự kiến được. Chọn một đề tài mà sinh viên không cuốn hút thì khó có thể duy trì được cảm hứng để vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Qua thực tế hướng dẫn sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong một vài năm qua, tác giả nhận thấy hầu hết sinh viên đăng ký đề tài chưa quan tâm nhiều đến yếu tố quy mô của đề tài và tính sẵn sàng của số liệu, nguồn tài liệu. Điều đó dẫn tới việc khi giáo viên hướng dẫn sinh viên yêu cầu nêu lý do của việc chọn đề tài và cần có số liệu minh họa thì sinh viên không đáp ứng được. Rốt cuộc, sinh viên lại đổi đề tài để dễ thực hiện và có thể không thích thú với đề tài mới. Hơn nữa việc đổi đề tài tốn thời gian và có thể lại trùng lắp với những sinh viên khác.

Chính vì vậy, để giảm thiểu việc đổi đề tài và tôn trọng sự lựa chọn đề tài của sinh viên để làm khóa luận tốt nghiệp trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu của nhà trường, tác giả đề nghị với những sinh viên tự cảm thấy mình đủ điều kiện để viết khóa luận cần dành thời gian trong quá trình học tập tiếp cận với các nguồn tài liệu, đọc và chắt lọc để có thể tìm được hướng nghiên cứu. Các nguồn tài liệu bao gồm nguồn tài liệu cơ bản (giáo trình, bài giảng, sách tham khảo); nguồn tài liệu có tính kế thừa (các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học…) và nguồn tài liệu có tính thời sự và thực tiễn (các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật).

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề nghị thay vì cho sinh viên đăng ký đề tài như hiện nay thì nhà trường có thể yêu cầu sinh viên đủ điều kiện viết khóa luận tốt

Mục tiêu chính của việc sinh viên viết và nộp cho trường bản đề xuất nghiên cứu là để người đọc và bản thân sinh viên thấy được đề tài được lựa chọn là hứng thú và gắn với chuyên ngành đào tạo. Bản đề xuất này cũng thể hiện được khả năng sinh viên đó có khả năng thực hiện được việc nghiên cứu để viết khóa luận tốt nghiệp hay không.

Bản đề xuất này thường bao gồm các nội dung như sau: 1. Lời giới thiệu:

- Giới thiệu đề tài.

- Xác định cụ thể vấn đề sẽ nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp. - Kế hoạch thực hiện khóa luận tốt nghiệp

2. Sơ đồ cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

3. Xác định nguồn tài liệu, kể cả việc đánh giá những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm thông tin.

4. Đánh giá nhanh về những điểm mạnh và điểm yếu của sinh viên trong việc thực hiện đề tài.

Độ dài của đề xuất này có thể chỉ 3 hoặc 4 trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ý kiến cá nhân, với việc yêu cầu sinh viên nộp đề xuất nghiên cứu như vậy, sinh viên sẽ có động lực đọc và tìm tòi hướng nghiên cứu sớm trong quá trình học. Từ đó, có thể chất lượng của khóa luận tốt nghiệp sẽ có chiều sâu hơn. Hơn nữa, thông qua đó tập thể giáo viên hướng dẫn có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để có thể giúp sinh viên thực hiện khóa luận một cách tốt nhất.

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả liên quan đến việc lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và cảm ơn rất nhiều về những chia sẻ đó.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2005.

2. Trung Nguyên, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản lao động- xã hội, 2005.

4. Oystein Myrland, Components of a research study, Norwegian college of fishery science, 2005.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 78)