Tổng quan lý thuyết

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 99)

III. Phần kết luận

2. Tổng quan lý thuyết

Phần này cung cấp những tư liệu nền, cho người đọc biết phần tác giả quan tâm (và cả những vấn đề chuyên ngành có liên quan) đã được những tác giả khác nghiên cứu trước đó và phân tích như thế nào (cả trong nước và quốc tế).

Có thể trình bày các thông tin, số liệu nghiên cứu, cũng như những kiến thức lý thuyết kinh điển xoay quanh vấn đề này. Thông thường trình tự thể hiện các thông tin đi từ tổng quát đến cụ thể, từ rộng đến hẹp; tình hình thế giới, Việt Nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu.

Sau những kiến thức nền rất cơ bản về chủ đề, tác giả có thể liên kết các kết quả nghiên cứu trước đó, các công trình khoa học hay dự án, giải thích chiến lược, đường lối, chủ trương thông qua các khung pháp lý… (điều này tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu).

Nên chia phần tổng quan lý thuyết thành các phần nhỏ, đánh số thành tiểu mục chi tiết. Cách cấu trúc các phần là tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu và tác giả. Các phần này sẽ lần lượt đề cập nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành xoay quanh chủ đề này, phương pháp tiến hành, những kết quả và phát hiện của những

tác giả đi trước, những ưu nhược điểm của những đề tài đó (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại).

Thông thường, nên bám sát mục tiêu nghiên cứu để viết phần tổng quan. Nếu đề tài có những khái niệm, định nghĩa chưa phải là phổ biến, tác giả cần mô tả chúng trong phần tổng quan, chỉ rõ các đề tài trước đây đã sử dụng khái niệm, định nghĩa nào, định nghĩa nào là chuẩn mực.

Ngoài ra, những khung lý thuyết giúp giải quyết vấn đề cũng cần được đề cập trong phần này, đặc biệt là khi chủ đề đã được nhiều tác giả trước đó tìm tòi khám phá. Khung lý thuyết trình bày ở đây mang tính chất cung cấp thông tin nền cho người đọc, tác giả cũng nên đưa ra những nhận định của mình về những lý thuyết, những kết quả của các nghiên cứu trước, và nhất là phương pháp luận. Những khung lý thuyết này chỉ ra ở đây không nhất thiết sẽ là khung cho cả đề tài này, tác giả có quyền xây dựng và đề xuất những mô hình lý thuyết mới.

Tất cả các thông tin trích dẫn trong tổng quan cần được chú giải rõ nguồn tài liệu tham khảo. Cuối phần tổng quan nên có một đoạn kết, trong đó tác giả thể hiện tầm nhìn của mình về vấn đề nghiên cứu, các khía cạnh đã được các tác giả khác đề cập.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phần này mô tả các công cụ nghiên cứu tác giả cần đến, và sẽ sử dụng trong quá trình tìm kiếm kết quả. Nó giúp tác giả đi đến đích, và giúp người thẩm định biết tác giả có biết cách dùng công cụ khoa học không, hoặc có ý thức sử dụng đúng công cụ không.

Thông thường phần này bao gồm những mục cơ bản sau: (áp dụng cho cả thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng):

3.1. Đối tượng nghiên cứu: xác định rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn không lựa chọn.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: nêu cụ thể thời gian từ tháng, năm bắt đầu đến tháng, năm kết thúc và phạm vi không gian nghiên cứu.

3.3. Thiết kế nghiên cứu: chỉ rõ đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, hay cả hai, hay sử dụng số liệu thứ cấp, mô tả hay phân tích, điều tra đánh giá…

3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: trình bày phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, hay ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều giai đoạn… Cần nêu rõ các tính toán cỡ mẫu cần thiết đã tiến hành trong đề tài. Mô tả chi tiết cách thứcr chọn mẫu, đặc biệt mẫu được chọn qua nhiều giai đoạn, từng giai đoạn phải được mô tả cụ thể.

3.5. Phương pháp thu thập số liệu: mô tả riêng cho phần định tính và định lượng, ví dụ: phỏng vấn, hay tự điền vào bảng phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, sử dụng hồ sơ, báo cáo, tài liệu có sẵn… Điều tra viên, giám sát viên là những ai. Tác giả cũng nên trình bày cả qui trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu trong nghiên cứu.

3.6. Xử lý và phân tích số liệu: trình bày những nguyên tắc chung sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Mô tả qui trình làm sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu và phân tích số liệu.

3.7. Các biến nghiên cứu và các khái niệm, thước đo, hay tiêu chuẩn đánh giá: trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu.

Với các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá hay danh mục các biến số chính, tác giả có thể đưa vào những định nghĩa, khái niệm quan trọng trong sử dụng trong nghiên cứu. Chẳng hạn, các mục kiến thức, thái độ, thực hành về một chủ đề nào đó cần được mô tả cụ thể ở đây. Tác giả cũng có thể đưa ra một bảng danh mục biến số, định nghĩa, phân loại biến, … cách thức thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w