Trao đổi ban đầu giữa giáo viên hướng dẫn (GVHD) và sinh viên

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 59)

Mục đích: giúp sinh viên xác định rõ đối tượng nghiên cứu, quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian và không gian nghiên cứu. Chỉnh sửa tên đề tài nếu cần thiết.

Đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng giúp sinh viên đi đúng hướng. Bên cạnh đó, theo quy định của nhà trường, GVHD cần giúp sinh viên chỉnh sửa tên đề tài trong tuần đầu tiên. Vì thế, qua nội dung làm việc trong buổi đầu này, GVHD cũng có thể giúp sinh viên chỉnh sửa tên đề tài. Với tầm quan trọng như vậy, các tác giả đề xuất GVHD nên bố trí trao đổi với từng sinh viên trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút.

Trước tiên GVHD sẽ nghe SV trình bày mục đích nghiên cứu, trong quá trình lắng nghe sinh viên trình bày, GVHD có thể đặt câu hỏi gợi ý dạng 5W, 1H (Why, What, When, Whose, Where, How) để giúp sinh viên xác định rõ được đối tượng nghiên cứu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài mình. Rất nhiều sinh viên chọn tên đề tài vì một lý do hết sức đơn giản như “thấy hay hay”, “thấy bạn làm một đề tài gần giống như vậy”, “hoặc lựa chọn từ danh sách đề tài gợi ý của nhà trường”, mà không có một sự chuẩn bị chu đáo từ trước. Đối với những sinh viên như vậy, việc yêu cầu SV trả lời các câu hỏi gợi ý dạng 5W, 1H là hết sức cần thiết.

- Với câu hỏi “why”: (tại sao lại chọn đề tài, đề tài có vai trò quan trọng như

thế nào?), GVHD sẽ nắm được lý do sinh viên lựa chọn đề tài. Đây là những thông tin cần thiết giúp sinh viên triển khai phần “Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu” – một nội dung quan trọng trong chương 1 của KLTN. Hơn nữa, qua việc trả lời câu hỏi này, SV có thể xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài là gì. Đây là định

hướng ban đầu rất quan trọng giúp SV không bị lạc hướng khi triển khai thiết kế nghiên cứu.

- Với câu hỏi dạng “what”: (nghiên cứu về cái gì?), GVHD sẽ giúp SV cụ thể

hóa mục tiêu nghiên cứu thành các vấn đề nghiên cứu. Tức là để trả lời được vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng ta sẽ phải nghiên cứu những vấn đề nhỏ nào, đối tượng của nghiên cứu của từng vấn đề nhỏ là gì. Đây là công cụ giúp SV xác định được đối tượng nghiên cứu của đề tài một cách chính xác. Với đề tài dạng “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng X”, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành bán lẻ”, “Dệt may Việt Nam và nỗ lực nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu”, … nếu trả lời được câu hỏi “What”, sinh viên sẽ nắm được đối tượng nghiên cứu là “xuất khẩu hàng X”, “năng lực cạnh tranh ngành bán lẻ”, “năng lực cạnh tranh ngành dệt may”,... Nếu xác định được đúng đối tượng nghiên cứu, sinh viên sẽ dễ dàng trình bày được cơ sở lý luận xoay quanh đối tượng nghiên cứu này: ví dụ, các yếu tố nào quyết định đến năng lực cạnh tranh, các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trong chương 1. Nếu không xác định được chính xác đối tượng nghiên cứu thì sinh viên rất khó khăn khi trình bày cơ sở lý luận về đối tượng nghiên cứu. Ví dụ với đề tài “năng lực cạnh tranh ngành bán lẻ”, do không xác định được đối tượng nghiên cứu, sinh viên có thể nhầm lẫn trình bày về “sự phát triển của thị trường bán lẻ”, và chương 2 sẽ viết về tình hình của thị trường bán lẻ. Phần này sẽ được bàn kỹ trong phần triển khai bên dưới.

- Với câu hỏi dạng “whose”: (của ai, của đối tượng nào), GVHD sẽ giúp sinh

viên nắm được họ nghiên cứu đứng trên quan điểm nào, quan điểm của ngành hàng, quan điểm của tỉnh hay quan điểm quốc gia. Ví dụ với đề tài xuất khẩu mặt hàng X, sinh viên có thể đứng trên quan điểm ngành hàng X, hoặc quan điểm của một tỉnh nào đó. Với đề tài dạng “nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành bán lẻ”, sinh viên có thể đứng trên quan điểm các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Nếu xác định rõ góc độ nghiên cứu, sinh viên sẽ tìm những bài học kinh nghiệm đứng từ quan điểm nêu trên. Với quan điểm rõ ràng trên, sinh viên sẽ phân biệt rõ giải pháp và kiến nghị. Giải pháp là những đề xuất đối với chủ thể mà SV “đứng” để quan sát. Còn kiến

nghị là những đề xuất đối với các cơ quan khác có liên quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý vĩ mô.

- Với dạng câu hỏi “when”: GVHD sẽ giúp sinh viên xác định phạm vi nghiên

cứu về thời gian, giai đoạn nghiên cứu. Khi xác định rõ thời gian nghiên cứu, mọi số liệu mà SV thu thập cần nằm trong giai đoạn nghiên cứu này. Rất nhiều SV lấy số liệu nằm ngoài (thường là ít hơn) thời gian nghiên cứu này.

- Với câu hỏi “where”: GVHD sẽ giúp sinh viên xác định phạm vi nghiên cứu

về mặt không gian. Ví dụ, đối với đề tài dạng “đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng X” cần xác định phạm vi “thị trường” cần xuất khẩu mặt hàng đó. Hoặc khi đánh giá năng lực cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu X thì phải xem xét trên thị trường đã được xác định chứ không phải xét trên thị trường nội địa. Rất nhiều sinh viên thường mắc lỗi này, đặc biệt đối với những trường hợp viết báo cáo thực tập với đề tài dạng “tìm hiểu tình hình xuất khẩu mặt hàng X tại công ty Y”. Với đề tài thực tập như vậy, SV thường so sánh năng lực cạnh tranh của công ty Y với các công ty khác của Việt Nam trên thị trường nội địa.

- Với câu hỏi “How”: trả lời câu hỏi này, sinh viên sẽ nắm được phương pháp

nghiên cứu: sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp điều tra như thế nào, thống kê những số liệu số liệu nào, phân tích theo những tiêu chí nào,…

- Những đề tài có phạm vi nghiên cứu hẹp, như đối tượng nghiên cứu là một khu vực nhỏ hoặc nhóm doanh nghiệp nhỏ (nhóm doanh nghiệp thời trang chẳng hạn) sẽ dễ viết hay, vì SV có thể tập trung vào đối tượng nghiên cứu, tránh được lạc đề. Với đề tài như vậy, SV có thể tiến hành những điều tra nhỏ như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu chiến lược của doanh nghiệp chẳng hạn. Với những điều tra như vậy, bài viết sẽ gần với thực tế hơn.

- Cần lưu ý đến nhiều trường hợp chọn đối tượng nghiên cứu quá hẹp nhưng lại không có số liệu, nên sau đó sinh viên lại phải lấy số liệu của đối tượng rộng hơn để viết (VD, về mặt hàng thủy sản từ nguồn nguyên liệu đánh bắt xa bờ, SV không có số liệu, buộc phải lấy số liệu về mặt hàng thủy sản nói chung, về mặt hàng sứ mỹ nghệ, không tìm được số liệu, SV phải lấy số về gốm sứ nói chung). Bài viết như

vậy sẽ không được đánh giá cao. GVHD và SV cần phải tính đến trường hợp này khi xác định đối tượng nghiên cứu.

- Đối tên đề tài có những thuật ngữ như: hiệu quả, năng lực cạnh tranh, hỗ trợ, … Trước khi làm đề tài cần phải đặt câu hỏi có những tiêu chí gì đánh giá hiệu quả, năng lực cạnh tranh (đây là những tiêu chí chuẩn về mặt lý thuyết, chứ không phải là tiêu chí do sinh viên hoặc GVHD tự nghĩ ra), hoặc “ai hỗ trợ ai, hỗ trợ bằng cách nào”.

II.Lập kế hoạch

Mục tiêu: giúp sinh viên chủ động quản lý tiến độ viết KLTN, đồng thời giúp GVHD nắm được tình hình thực hiện của từng SV nhằm đưa ra những điều chỉnh hợp lý

Cần xây dựng một kế hoạch chi tiết theo các giai đoạn sau, trong đó có quy định mốc thời gian cần hoàn thành công việc, và những nội dung công việc cần đạt được.

1. Tìm và đọc tài liệu

2. Xây dựng đề cương chi tiết 3. Viết chương 1

4. Viết chương 2 5. Viết chương 3

6. Hiệu chỉnh toàn bộ khóa luận

Kế hoạch cần được xây dựng trên cơ sở thảo luận giữa SV và GVHD và được đưa ra ngay trong buổi đầu làm việc giữa GVHD và SV. GVHD cần lưu ý SV phải tuân thủ kế hoạch này, nếu có sự chậm chễ cần báo cáo ngay cho GVHD được biết. Thời gian viết KLTN của sinh viên được quy định là 13 tuần, để tránh gấp gáp, nên bố trí khoảng thời gian hiệu chỉnh cuối cùng từ 3 đến 4 tuần.

Bên cạnh kế hoạch chi tiết của từng SV, GVHD cũng nên xây dựng một bảng kế hoạch tổng thể, nhằm theo dõi tiến độ thực hiện của từng sinh viên. Dưới đây là một số ví dụ về việc xây dựng bảng kế hoạch của SV và bảng quản lý tiến độ thực hiện của GVHD.

Ví dụ: Kế hoạch viết KLTN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn nộp: 15/5/2009

V: Nguyễn Văn A GVHD:

Tài liệu Đề cương Chương 1 Chương 2 Chương 3 Hiệu chỉnh cuối

(Lưu ý: mũi tên liền là kế hoạch thời gian thực hiện ban đầu, mũi tên rời cho thấy trên thực tế SV thực hiện các bước trong khoản thời gian nào)

Nhờ việc xây dựng và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch như trên, SV có thể nắm vững tiến độ của mình là chậm hay nhanh, nhờ vậy có thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

Ví dụ: Bảng theo dõi kế hoạch và tiến độ viết KLTN của GVHD

Sinh viên Tài liệu Đề cương Chương 1 Chương 2 Chương 3 Hiệu chỉnh SV

A

Kế

hoạch Tuần 1-2 Tuần 3 Tuần 4-5 Tuần 6-7 Tuần 8-9 Tuần 10-13 Thực hiện Đọc xong ngày … Lưu ý: Duyệt đề cương ngày … Lưu ý: Hoàn thành chương 1 ngày … Lưu ý: Đang chỉnh sửa SV B Kế hoạch Thực hiện

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nâng cao chất lượng hướng dẫn sinh viên viết luận văn khoa học (Trang 59)