III. Phần kết luận
1. Vai trò của giáo viên hướng dẫn
Với tư cách là sinh viên được xét viết KLTN, các em cần gì ở người thầy hướng dẫn? Những gì các em cần ở người thầy hướng dẫn cũng là những điều mà tự bản thân các em không thể làm tốt được, tựu trung lại chính là phương pháp thực hiện một đề tài KLTN. Chính người thầy là người phải định hướng được cho sinh viên cách thức tiến hành viết một KLTN. Vai trò truyền đạt phương pháp của người thầy cho sinh viên trong quá trình viết KLTN được cụ thể hóa bằng các việc làm thiết thực như sau:
- Một là, hướng dẫn sinh viên cách chọn một đề tài KLTN.
Về nguyên tắc, mặc dù sinh viên phải biết rõ quy định là đề tài phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có tính mới, súc tích, ngắn gọn và không trùng lắp với
các đề tài KLTN trước đó. Tuy nhiên, một đề tài cụ thể như thế nào mới đảm bảo được các yêu cầu này, đồng thời vẫn tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện được vấn đề mình đang tâm đắc? Đây thực sự là một đáp án khó mà chỉ có giáo viên hướng dẫn mới có thể giúp sinh viên làm tốt được.
- Hai là, hướng dẫn sinh viên xây dựng đề cương chi tiết cho KLTN.
Đề cương chi tiết là phần cực kỳ quan trọng đối với một luận văn khoa học nói chung và KLTN nói riêng. Nếu giả định rằng luận văn khoa học là một cơ thể hoàn chỉnh thì đề cương chi tiết chính là bộ xương của cơ thể đó. Đề cương chi tiết của KLTN thể hiện rõ sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài (thể hiện từng phần, mục trong từng chương). Một đề cương chi tiết khoa học sẽ giúp người viết xác định rõ là sẽ viết cái gì và viết như thế nào trong quá trình thực hiện đề tài. Do vậy, không có sự hướng dẫn của người thầy thì sinh viên không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- Ba là, hướng dẫn sinh viên cách thức thu thập và xử lý tài liệu.
Giáo viên hướng dẫn cần cung cấp cho sinh viên cách thức tìm kiếm và thu thập các nguồn tài liệu có giá trị, cách xử lý các thông tin thu thập được để đưa vào KLTN. Việc này được thể hiện qua việc giúp sinh viên trả lời được các câu hỏi như: với đề tài này thì có thể thu thập tài liệu từ các nguồn nào? Nguồn tài liệu nào là đáng tin cậy? Khi thu thập tài liệu cần phân loại và ghi chú như thế nào để đảm bảo việc trích dẫn theo đúng quy định sau này? Các tài liệu có nội dung mâu thuẫn nhau cần được xử lý như thế nào?...
- Bốn là, chỉnh sửa nội dung KLTN do sinh viên viết và nộp cho giáo viên hướng dẫn.
+ Về nội dung: có thể giáo viên hướng dẫn không cần phải chỉnh sửa đến từng câu chữ nhưng phải ghi ý kiến ở từng phần, mục mang tính định hướng để sinh viên điều chỉnh theo. Việc này nhằm đảm bảo các nội dung được đưa vào KLTN đầy đủ, thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã được nêu trong đề cương chi tiết, không thừa cũng không thiếu. Ví dụ: điều chỉnh lại cách viết theo văn phong khoa học
thương mại tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua, cần thêm phần so sánh mô hình của Việt Nam và Thái Lan,…
+ Về hình thức: Nhà trường đã có quy định về hình thức trình bày một KLTN. Sinh viên có nghĩa vụ phải biết và thực hiện đúng các quy định này. Do vậy, trong quá trình chỉnh sửa, nếu phát hiện có lỗi về mặt hình thức, giáo viên hướng dẫn chỉ cần ghi ý kiến đề nghị sinh viên chấp hành đúng quy định về mặt hình thức trong văn bản quy định của Nhà trường, không cần thiết phải điều chỉnh từng lỗi về hình thức. Với lỗi chính tả, giáo viên hướng dẫn chỉ cần ghi ý kiến yêu cầu sinh viên phải rà soát lại và chỉnh sửa lỗi chính tả trong toàn bộ đề tài, không cần phải chỉnh sửa từng lỗi chính tả cho sinh viên.
- Năm là, theo dõi sự nỗ lực và thái độ của từng sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài KLTN.
Sự nỗ lực và thái độ của từng sinh viên trong quá trình viết KLTN là rất quan trọng. Những sinh viên chấp hành tốt ý kiến của giáo viên hướng dẫn và có nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài sẽ được ghi nhận và đánh giá cao. Ngược lại, những sinh viên lơ đễnh với nhiệm vụ của mình, không chịu khó thu thập tài liệu và viết, không chấp hành ý kiến của giáo viên hướng dẫn hoặc chỉ làm qua loa, chiếu lệ hiển nhiên sẽ bị xem xét kết quả thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để giáo viên hướng dẫn quyết định có đồng ý cho sinh viên bảo vệ trước hội đồng hay không hoặc để hội đồng có thêm cơ sở đánh giá kết quả của sinh viên nếu như giáo viên hướng dẫn đồng ý cho sinh viên nộp.