3.3.2.Quản lý dựa trên số liệu thựctế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 53 - 54)

- Các tiêu chuẩn đánh giá do tổ chức kiểm định xây

3.3.2.Quản lý dựa trên số liệu thựctế

Các quyết định đưa ra cần dựa trên số liệu thực tế và các bằng chứng khách quan chứ không dựa vào ý kiến chủ quan của người quản lý.

3.3.3. Tôn trọng mọi người

CQI/TQM cần có sự tham gia của mọi người ở mọi cấp, từ người gác cổng cho đến giám đốc. Mỗi người là một mắt xích để giải quyết vấn đề và chính họ là người tìm ra và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề, cải thiện quy trình làm việc. Cần phải tạo dựng được sự đồng thuận trong nhóm làm việc. Phải lắng nghe và tôn trọng người khác để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

3.3.4. Lập Kế hoạch - Thực hiện - Xem xét - Hành động

là nguyên tắc làm việc mang tính quy trình trong CQI/TQM. Đây là chu trình cải thiện liên tục do Shewhart - deming xây dựng và đã được quốc tế công nhận. Chu trình này bao gồm 4 giai đoạn:

Plan - Lập kế hoạch cải thiện

Do - Thực hiện cải thiện

study - Xem xét kết quả đạt được

Act - đưa ra hành động phù hợp theo các kết quả đã xem xét

+ Nếu ý tưởng cải thiện thành công, hãy chuẩn hoá phương thức làm việc mới này và chia sẻ cho những người khác.

+ Nếu ý tưởng không thành công, cần làm 1 trong 2 việc sau: hoặc là điều chỉnh lại ý tưởng cải thiện hoặc là từ bỏ hoàn toàn ý tưởng đó và thử tiến hành một ý tưởng khác.

Chu trình cải thiện cần được tiến hành liên tục. Không được phép dừng lại sau chỉ một chu trình lập kế hoạch - Thực hiện - Xem xét - Hành động. Thông thường, tại một thời điểm ta chỉ nên áp dụng chu trình cải thiện chất lượng cho một ý tưởng cải thiện để có thể xác định được chính xác ý tưởng đó có hiệu quả không, mức độ như thế nào. Trên thực tế, nhiều đơn vị thực hiện nhiều giải pháp cải thiện cùng một thời điểm, nên sau đó sẽ rất khó đánh giá hiệu quả cải thiện và điều gì là điểm cốt lõi mang lại thành công. do vậy, sẽ rất khó biết đâu là điểm quan trọng cần lưu ý khi tiếp tục thực hiện chu trình, đồng thời khó rút ra bài học kinh nghiệm để chia sẻ cho người khác có thể ứng dụng.

Trước khi thực hiện cải thiện chất lượng trên một quy mô lớn, ta nên tiến hành chu trình lập kế hoạch - Thực hiện - Xem xét - Hành động trên một phạm vi nhỏ, mang tính thử nghiệm. Điều này giúp chúng ta tránh nguy cơ thất bại, và lãng phí nguồn lực nếu như ý tưởng cải thiện không phù hợp. Chỉ khi kết quả thử nghiệm chỉ ra ý tưởng cải thiện đó thực sự đem đến kết quả tốt và duy trì được thì ta mới nên mở rộng ứng dụng trên phạm vi lớn hơn.

Kế hoạch có chất lượng có chất lượng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 53 - 54)