III. CôNG CỤ QUẢN LÝ 1 KIểm đỊNH
4. CẤP CHứNG CHỉ ở CÁC QUốC GIA TrÊN THẾ GIỚ
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi lấy ví dụ về tình hình cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân và tổ chức tại các nước vùng Caribê, Mỹ latin.
Tất cả các quốc gia Mỹ latin và vùng Caribê đều có chương trình cấp chứng chỉ cho các cá nhân muốn hành nghề y cũng như các yêu cầu cần thiết để hành nghề. Bên cạnh có bằng cấp về lĩnh vực chuyên môn hành nghề, các cá nhân đều đồng thời phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và tham gia các cuộc kiểm tra cấp chứng chỉ. Đây là điểm khác biệt so với qui định cấp chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam khi mà các cá nhân muốn hành nghề chỉ cần có bằng cấp chuyên môn phù hợp. Nhiều quốc gia cũng yêu cầu các đối tượng phải thực hành chuyên môn trong một khoảng thời gian nhất định cũng như tham gia vào các dịch vụ xã hội, cộng đồng.
Mặc dù chương trình cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện rộng khắp tại các quốc gia này, nhưng một điểm hạn chế là công tác đào tạo liên tục và cấp lại chứng chỉ cho các cá nhân đang hành nghề. Chỉ có một vài quốc gia có yêu cầu việc đào tạo liên tục cho các cá nhân hành nghề như uruguay, argentina và Bahamas. Jamaica hiện đang trong quá trình xây dựng yêu cầu đào tạo liên tục để các cá nhân có thể duy trì chứng chỉ chuyên môn được cấp và đang cố gắng cải cách việc cấp chứng chỉ. Ở Việt Nam, việc đào tạo liên tục liên quan đến cấp chứng chỉ cũng là một vấn đề chưa được thực hiện.
Hầu hết các quốc gia Mỹ latin, vùng Caribê đều có chính sách qui định hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn hoạt động đều phải được các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, việc kiểm tra cấp chứng chỉ thường chỉ chú trọng vào các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các tiêu chuẩn về an toàn chú không chú trọng vào các tiêu chuẩn khám bệnh, chữa bệnh theo chuyên môn đăng ký. Các qui định cấp chứng chỉ nếu có sử dụng cũng chỉ thẩm định xem cơ sở y tế có cơ sở hạ tầng, số lượng cán bộ cần thiết để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã đăng ký không mà thôi. Thách thức chính của việc cấp chứng chỉ cho cơ sở y tế là việc thi hành các yêu cầu tối thiểu. Theo luật cấp chứng chỉ thì các cơ sở y tế chỉ được thẩm định, kiểm tra một lần duy nhất, thường là khi cơ sở mới hình thành, mà không có cơ chế kiểm tra liên tục hay cơ chế cập nhật các yêu cầu. Thêm nữa, nhiều quốc gia thông qua các chính sách với tầm nhìn là cơ sở y tế
sẽ thế nào trong tương lai. Khi tầm nhìn và định hướng có vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách thì các qui định cũng cần phải được xây dựng để xác định những công việc khả thi trong hiện tại. Các chính sách tương lai không phù hợp sẽ dẫn tới thiếu tính khả thi trong thực hiện, từ đó gây nên sự coi thường các qui định cung cấp dịch vụ y tế.
Thậm chí luật yêu cẩu các cơ sở y tế tuân thủ các qui định về hành nghề, nhưng nhiều người đứng đầu cơ sở y tế không biết những qui định nào họ phải tuân theo. Nếu không có cơ chế hỗ trợ hay hướng dẫn thi hành để giúp các cơ sở y tế đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu thì nhiều cơ sở không tuân thủ do là thiếu kiến thức về hệ thống hoặc coi thường các qui định được chính phủ đưa ra.
Nhu cầu phát triển của khối dịch vụ y tế tư nhân đang tăng lên ở các quốc gia Mỹ latin, Caribê như là một thách thức chính. Mặc dù, các cơ quan hữu quan và Bộ y tế các quốc gia có đủ thẩm quyền để quản lý khối y tế tư nhân này, nhưng nhiều quốc gia không thể hiện quyền lực của mình, dẫn tới chất lượng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế tư nhân không kiểm soát được. Tại Việt Nam, theo thống kê đến năm 2004 có 30.000 phòng khám tư nhân, 36 bệnh viện tư nhân phân bổ tại 9 tỉnh/thành phố với tổng số 2.538 giường bệnh, trong đó có 4 bệnh viện được đầu tư bằng vốn nước ngoài. Nói chung, mạng lưới y tế tư nhân thành lập trên cơ sở tự phát, không có hệ thống, chưa được hỗ trợ tốt từ Chính phủ và không được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó có 5 bệnh viện tư nhân đã nhận được chứng chỉ hoạt động nhưng vẫn chưa được thành lập và/hoặc xây dựng.