Hạng III, IV,

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 92)

III. CôNG CỤ QUẢN LÝ 1 KIểm đỊNH

3 Hạng III, IV,

chưa phân hạng ≥ 85 điểm

75 đến < 80 điểm

65 đến < 70

điểm < 65 điểm

2.6. Ưu, nhược điểm của công tác kiểm tra

2.6.1. Ưu điểm của công tác kiểm tra:

Hệ thống y tế dự phòng đã thiết lập được hệ thống báo cáo, kiểm tra từ trung ương đến địa phương.

Đã có các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể công tác kiểm tra; đặc biệt Bộ y tế đã ban hành “Bảng kiểm tra y tế dự phòng năm 2011” kèm theo Quyết định số 2999/QĐ-ByT áp dụng cho từng đơn vị trong hệ thống y tế dự phòng. Đối với trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, việc kiểm tra chéo, chấm điểm thị đua cuối năm dưới sự giám sát của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương và Sở y tế các tỉnh/TP còn là dịp để các Trung tâm học tập, trao đổi kinh nghiệm họat động TT-GdSK giữa các địa phương.

2.6.2. Nhược điểm của công tác kiểm tra

Công tác kiểm tra giám sát ở tuyến dưới vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do thiếu cán bộ để thực hiện công tác giám sát, hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là kiểm tra giám sát nhân viên y tế thôn bản tại cộng đồng của trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã.

Công tác kiểm tra đột xuất chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ phòng chống dịch bệnh; còn lĩnh vực tiêm chủng phòng bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn còn hạn chế.

Về chế độ nộp báo cáo Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ của các đơn vị liên quan cho các Trung tâm TTGdSK còn không thường xuyên. Thủ tục báo cáo có sự chồng chéo giữa địa phương và Trung ương gây nhiều khó khăn cho công tác hành chính.

3. THANH TrA

3.1. Khái niệm

Mỗi nước dùng và hiểu theo nghĩa khác nhau nhưng trong văn hóa Việt Nam thì thanh tra được hiểu theo nghĩa là việc kiểm tra và thực hiện các điều đã quy định trong các văn bản pháp luật. Trong cuốn sách “thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản Pháp lý in năm 1986, định nghĩa thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra. Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm.

Như vậy, thanh tra hẹp hơn kiểm tra. Thanh tra gắn liền với chức năng pháp lý trong quản lý nhà nước. Nhiệm vụ của thanh tra cũng là kiểm tra nhưng chỉ kiểm tra quyền sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể có được thực hiện đúng, có được bảo vệ hay không, thẩm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế, tài chính, tính chính xác của các báo cáo thống kê của việc thanh lý tài sản tập thể…

Thanh tra là một quá trình liên tục thu thập, phân tích, tổng hợp và lưu trữ thông tin nhằm tìm ra những thiếu sót về pháp chế của cơ sở hoạt động cung cấp dịch vụ, xác định trách nhiệm của cá nhân hay tập thể một đơn vị.

Thanh tra giúp cho người quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động, biết được tiến độ và điều chỉnh công việc cho phù hợp với tình hình thực tiễn thường xuyên biến động.

Theo quan niệm như vậy, ngoài thanh tra chung còn có Thanh tra chuyên ngành mà nhiệm vụ của nó là giám sát về mặt nhà nước việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đã được giao cho một cơ quan chuyên môn, một tổ chức quản lý nhất định.

Thanh tra y tế là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, ở trung ương có Thanh tra y tế thuộc Bộ y tế (gọi tắt là Thanh tra Bộ), ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra y tế thuộc Sở y tế (gọi tắt là Thanh tra Sở); thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về y tế theo quy định của pháp luật.

3.2. Quy trình thực hiện công tác thanh tra

3.2.1. Chuẩn bị thanh tra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 92)