III. CôNG CỤ QUẢN LÝ 1 KIểm đỊNH
QUẢN LÝ DỊcH vụ KHÁM cHỮA BỆNH
cHỮA BỆNH
ÂMỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm kiểm định cấp phép, kiểm tra, thanh tra dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
2. Mô tả được qui trình, ưu điểm và hạn chế của công tác kiểm định cấp phép, kiểm tra, thanh tra dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
NỘI DUNG
Chính phủ các quốc gia, các nhà quản lý y tế đang nỗ lực tìm các biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Để quản lý tốt dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì có nhiều giải pháp đã và đang được đặt ra như: tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, quản lý tốt nguồn nhân lực, quản lý tốt hệ thống thông tin sức khoẻ, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp, thực hiện các hoạt động cải thiện chất lượng trực tiếp, đầu tư cơ sở hạ tầng…
Về mặt chính sách, Bộ y tế đã xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, như luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có quy định về cấp chứng chỉ cho các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Quy chế bệnh viện ban hành năm 1997, Chỉ thị 06/2007/CT-ByT về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và Chương trình số 527/CTr-ByT ngày 18/6/2009 về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế; Quyết định 1816 về cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới những nội dung quản lý dịch vụ khám chữa bệnh như cấp chứng chỉ, kiểm tra và thanh tra.
Bộ Y tế Sở Y tế Bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế Bệnh viện công lập thuộc tỉnh/thành phố
Bệnh viện tư nhân, dân lập, bán công, liên doanh,
100% vốn đầu tư nước ngoài
Phòng khám tư nhân
Bệnh viện tư nhân, dân lập, bán công, liên doanh,
100% vốn đầu tư nước ngoài
Kiểm tra, thanh tra Cấp phép Chỉ đạo Báo cáo