III THỰC HIỆN mỘT số QUY CHẾ VÀ mỘT số
3. ƯU đIểm VÀ HạN CHẾ CỦA CôNG TÁC KIểmTrA BỆNH VIỆN
3.1. Ưu điểm
ưu điểm của phương thức kiểm tra như hiện nay là gắn công tác kiểm tra bệnh viện với công tác quản lý nhà nước về khám chữa bệnh; Đoàn kiểm tra chuyên nghiệp hơn; Bảng điểm kiểm tra thiết kế phù hợp hơn với thực tiễn:
• Đánh giá toàn diện hoạt động của bệnh viện, giúp Bộ y tế, Sở y tế nắm đươc tình hình hoạt động của các bệnh viện để đôn đốc, thúc đẩy việc
thực hiện có kết quả cao các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực khám, chữa bệnh;
• Chấn chỉnh công tác thực hiện các quy chế chuyên môn, phát hiện kịp thời để hướng dẫn việc uốn nắn những lệch lạc để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế;
• Quá trình kiểm tra thực tiễn tại các đơn vị giúp phát hiện những nhân tố mới, những sáng kiến, cách làm hay từ một số bệnh viện để cổ vũ, động viên, nghiên cứu nhân rộng ra các bệnh viện khác;
• Kết quả kiểm tra, kết hợp với khảo sát sự hài lòng của người bệnh và khảo sát sự hài lòng của nhân viên y tế nhằm thu thập thông tin để phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về y đức, giao tiếp ứng xử tư tưởng, đạo đức, lối sống, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, mất dân chủ của cán bộ ngành y tế;
• Sự điều chỉnh linh hoạt trọng số đối với các tiêu chí trong Bảng kiểm tra theo hàng năm giúp định hướng hoạt động của bệnh viện theo chủ trương của Bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh như một số chủ trương lớn như chống quá tải bệnh viện; luân chuyển cán bộ về hỗ trợ tuyến dưới;
• Từng bước chuẩn hóa công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện giúp các bệnh viện có thêm phương tiện để định kỳ tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tại bệnh viện; Đây được coi là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này. Về bản chất hình thức tự kiểm tra này được coi như một khâu quan trọng trong việc cải thiện chất lượng liên tục tại bệnh viện, và việc kiểm tra đánh giá cuối năm của Đoàn kiểm tra do cơ quan chủ quản như Bộ y tế, Sở y tế thành lập có ý nghĩa như việc công nhận những nỗ lực cải tiến chất lượng hàng năm của các bệnh viện;
• Góp phần nâng cao năng lực quản lý bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân;
3.2. Hạn chế
Tuy nhiên, hình thức kiểm tra bệnh viện như hiện nay còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
• Kết quả chấm điểm còn phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá của người kiểm tra: Mặc dù khi thành các đoàn kiểm tra đã có sự lựa chọn các thành viên phù hợp ví dụ: Cán bộ tổ chức phụ trách kiểm tra số liệu và các tiêu chí phần nhân lực; Kế toán trưởng phụ trách kiểm tra tài chính,
và kinh tế bệnh viện; Điều dưỡng trưởng kiểm tra công tác điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn; v.v. Tuy nhiên với mỗi đoàn kiểm tra khác nhau, cách đánh giá có sự khác nhau;
• Bệnh hình thức: Nhiều bệnh viện đến gần kỳ kiểm tra thường rất chú trọng tổ chức tập dượt việc thực hiện các tiêu chí trong bảng kiểm tra hàng tuần, vệ sinh ngoại cảnh bệnh viện được chú ý sạch đẹp, khang trang; Bệnh phòng gọn gàng ngăn nắp; Tinh thần thái độ được cải thiện rõ rệt .v.v. Kết quả kiểm tra vì thế đạt rất cao. Tuy nhiên điểm số đánh giá này không phản ánh kết quả và thực trạng hoạt động của bệnh viện trong cả năm. Sau đợt kiểm tra mọi hoạt động trở lại nếp cũ.
• Bệnh thành tích: Kết quả kiểm tra được phân loại để đưa vào tiêu chí thi đua xét danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện. do vậy nhiều bệnh viện dù không đạt nhưng vẫn cố gắng xin đoàn kiểm tra nâng điểm để đủ điểm đạt vào phân loại kiểm tra xuất sắc toàn diện;
• Bảng tiêu chuẩn kiểm tra bệnh viện: còn chứa một số tiêu chí không phù hợp, mang nặng tính hình thức do vậy gây khó khăn cho việc đánh giá. Ví dụ tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng; Các tiêu chí về số lượt người khám, điều trị y học cổ truyền đối với các bệnh viện đa khoa;
• Tài liệu hướng dẫn chưa thực sự đầy đủ: Tại mỗi tiêu chí kiểm tra có luôn hướng dẫn thu thập thông tin, nguồn thông tin và cách đánh giá. Tuy nhiên hướng dẫn này chưa thực sự đầy đủ gây sai lệch trong việc đánh giá kết quả. Hơn nữa trong Phần a báo cáo kiểm tra bệnh viện có rất nhiều số liệu báo cáo cần phải định nghĩa cụ thể, ví dụ: lượt điều trị ngoại trú, lượt xét nghiệm, các số liệu về tài chính, dược.