- Các tiêu chuẩn đánh giá do tổ chức kiểm định xây
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chứng nhận chất lượng
Chu kỳ kiểm định thường từ 3 đến 5 năm tuỳ thuộc vào từng quốc gia và tổ chức thẩm định. Những quốc gia có số bệnh viện nhiều (như Nhật Bản, Pháp) chu kỳ kiểm định thường là 5 năm. Một số nước khác có số bệnh viện ít thì chu kỳ kiểm định 3 hoặc 4 năm (Đài loan, Malaysia, Úc).
1.5. Lợi ích của kiểm định chất lượng
• Trong quá trình chuẩn bị cho chứng nhận chất lượng, cơ sở phải rà soát và cải tiến các hoạt động của mình, đồng thời, cơ sở cũng được cơ quan kiểm định tư vấn và góp ý giúp hoàn thiện các hoạt động. Nhờ
vậy, các chính sách, quy trình, thủ tục, hồ sơ sổ sách của cơ sở sẽ được chuẩn hóa. Các hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân cũng được nâng cao chất lượng hơn, bệnh nhân được đảm bảo an toàn hơn.
• Nhờ chuẩn hóa các quy trình làm việc, cơ sở cũng giảm được các chi phí không cần thiết do quy trình không hợp lý trước đây.
• Chất lượng của cơ sở được công nhận, giúp cơ sở nâng cao vị thế và uy tín, tạo được lòng tin cho người bệnh, khuyến khích đội ngũ nhân viên, thu hút các nhà tài trợ/đối tác.
• Có cơ hội tham gia hoặc nhận tài trợ từ các chương trình/dự án có yêu cầu chứng minh khả năng hoạt động của cơ sở. Chứng nhận chất lượng là bằng chứng tốt nhất chứng minh khả năng của cơ sở.
• Các thông tin về chất lượng của các cơ sở được công khai, giúp người dân dễ dàng biết được và so sánh chất lượng giữa các cơ sở. Người bệnh cảm thấy yên tâm hơn khi được khám chữa bệnh tại cơ sở được đảm bảo về chất lượng.
• Khi có nhiều cơ sở y tế được chứng nhận chất lượng cũng có nghĩa là chất lượng của toàn bộ hệ thống y tế cũng được cải thiện. Càng nhiều cơ sở tham gia chứng nhận chất lượng, càng đúc kết được nhiều các biện pháp nâng cao chất lượng để có thể áp dụng và phổ biến các biện pháp này cho các cơ sở y tế khác.
1.6. Hạn chế của kiểm định chất lượng
• Gia tăng thêm áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên và quản lý. Trong suốt quá trình chuẩn bị cho kiểm định chất lượng, toàn bộ đội ngũ nhân viên của cơ sở đều phải cải thiện hoạt động của chính mình nhằm thể hiện tốt nhất khi đánh giá, đồng thời, họ còn phải tham gia vào các quá trình cải thiện chất lượng khác trong cơ sở ngoài những việc thường xuyên của họ.
• Sau khi kiểm định chất lượng, có thể có sự thay đổi về cơ cấu và quy trình làm việc nhằm cải tiến chất lượng khiến cơ sở có thể cần thêm nhân sự hoặc đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng những thay đổi.
• Chi phí khi tham gia kiểm định chất lượng cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với các cơ sở, nhất là các cơ sở nhỏ. Chi phí trung bình để kiểm định chất lượng một lần cho một cơ sở ước tính khoảng 20.000$.
không được chứng nhận chất lượng. Không những vậy, nếu thất bại khi tham gia kiểm định chất lượng đồng nghĩa với việc cơ sở tốn một khoản chi phí lớn mà không đạt được kết quả, uy tín của cơ sở bị giảm sút và làm mất đi các chi phí cơ hội trong tương lai.
• Hiện nay vẫn còn thiếu bằng chứng về tính chi phí – hiệu quả của kiểm định chất lượng, không có nhiều bằng chứng cho thấy nhờ kiểm định chất lượng giúp cải thiện tích cực hoạt động của cơ sở.
• Quá trình đánh giá chất lượng của một cơ sở không có giới hạn về thời gian nên sẽ không có cơ sở y tế nào bị trượt. Việc kiểm định chất lượng sẽ kéo dài cho đến khi nào cơ sở đạt được tiêu chuẩn hoặc quá trình sẽ không bao giờ được hoàn thành.
• Một số tổ chức kiểm định không tiếp tục theo dõi việc đảm bảo và nâng cao chất lượng của các cơ sở y tế sau khi được thẩm định, dẫn tới việc chứng nhận chất lượng không có giá trị. Cơ sở chỉ thể hiện tốt trong thời gian có nhóm chuyên gia đến đánh giá tại thực địa, sau đó vẫn quay lại tình trạng cũ.
• Các tiêu chuẩn do chính các tổ chức kiểm định đặt ra, nên có khả năng các tiêu chuẩn được đặt ra thấp để các cơ sở có thể dễ dàng đạt được mà không cần nỗ lực cải thiện chất lượng.
• Các tổ chức kiểm định không được kiểm tra và kiểm soát tốt có thể khiến chứng nhận mà các tổ chức này cấp không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.