THANH TrA DỊCH VỤ KHÁm BỆNH, CHỮA BỆNH 1 KHÁI NIỆm VÀ PHâN Loạ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 124 - 125)

1. KHÁI NIỆm VÀ PHâN LoạI

1.1. Khái niệm

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Thanh tra y tế là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, ở trung ương có thanh tra y tế thuộc Bộ y tế (gọi tắt là thanh tra Bộ ), ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) có thanh tra y tế thuộc Sở y tế (gọi tắt là thanh tra Sở); thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về y tế theo quy định của pháp luật.

Thanh tra dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là bộ phận cấu thành của thanh tra Nhà nước chuyên ngành y tế, hoạt động theo luật thanh tra, Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03/8/2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế. Thanh tra khám bệnh, chữa bệnh là quá trình thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng thanh tra là các cơ sở y tế Nhà nước, tập thể, tư nhân, kể cả nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Phân loại thanh tra

Theo tính kế hoạch:

+ Thanh tra định kỳ theo chương trình, kế hoạch (thanh tra theo kế hoạch chủ động, thanh tra thường xuyên)

+ Thanh tra đột xuất: đây là cuộc thanh tra được thực hiện tức thời do:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 124 - 125)