Mô HìNH KIểm đỊNH CHẤT LƯỢNG (ACCreDITATIoN)

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 33 - 35)

II. CÁC mô HìNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. mô HìNH KIểm đỊNH CHẤT LƯỢNG (ACCreDITATIoN)

1.1. Định nghĩa:

Kiểm định chất lượng (Accreditation): là một quá trình đánh giá chất lượng hoạt động của một cơ quan, tổ chức, được tiến hành độc lập bởi cơ quan đánh giá bên ngoài cấp quốc gia (cơ quan kiểm định chất lượng), dựa trên các yêu cầu/tiêu chuẩn chất lượng cơ quan kiểm định chất lượng đó đặt ra. Kiểm định chất lượng bệnh viện (hospital accreditation): là một hoạt động giám sát bên ngoài cơ sở được kiểm định (không do các cán bộ y tế trong bệnh viện hay cơ quan chức năng tiến hành); mục đích là bảo đảm bệnh viện cho người bệnh các dịch vụ y tế chất lượng và an toàn.

Việc thực hiện kiểm định chất lượng là hoàn toàn tự nguyện đối với cơ sở y tế và nếu đạt được những yêu cầu/tiêu chuẩn chất lượng đó, cơ sở sẽ được cấp chứng nhận do cơ kiểm định chất lượng đó cấp. Kiểm định chất lượng trong thời gian vừa qua có sự phát triển nhanh chóng với sự ra đời của các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dịch vụ y tế và các cơ quan đánh giá độc lập.

Một số khái niệm cũng gần tương tự với kiểm định chất lượng (accreditation) là cấp chứng nhận (certification) và cấp phép (licensing). Việc cấp chứng nhận là quá trình mà trong đó một cơ quan có thẩm quyền (có thể là cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ) đánh giá và thừa nhận một cá nhân hoặc một tổ chức thỏa mãn được các yêu cầu hoặc tiêu chí sẵn có (do cơ quan cấp chứng nhận quy định). Trong khi đó, việc cấp phép chỉ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho phép một cá nhân hoặc một cơ sở y tế được phép hành nghề/hoạt động. Cá nhân/cơ quan được cấp phép chỉ cần thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu được đặt ra để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng.

Bởi có sự chồng chéo giữa các thuật ngữ này, đặc biệt là đối với thuật ngữ kiểm định chất lượng (accreditation) và cấp chứng nhận (certification) nên Tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay bắt đầu sử dụng thuật ngữ “Đánh giá chất lượng bên ngoài” (External Quality assessment) để chỉ tất cả những mô hình đánh giá chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn.

1.2. Đặc điểm của kiểm định chất lượng

Mô hình kiểm định chất lượng có những đặc điểm sau:

Tự nguyện: việc thực hiện kiểm định chất lượng mang tính tự nguyện, cơ sở y tế muốn được kiểm định chất lượng chất lượng cần bỏ chi phí để thuê các tổ chức kiểm định chất lượng chất lượng đánh giá và công nhận cơ sở y tế đó đạt tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức đó đề ra.

Mục đích của việc kiểm định chất lượng chất lượng là nhằm phát triển hoặc cải thiện hoạt động của cơ sở y tế, thông qua

+ Đánh giá chất lượng và an toàn trong chăm sóc người bệnh;

+ Đánh giá năng lực của bệnh viện trong bảo đảm và cải tiến không ngừng chất lượng chăm sóc người bệnh;

+ Đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế

+ Kết hợp giữa các chuyên gia đánh giá của tổ chức kiểm định và chuyên gia của bệnh viện trong tất cả các giai đoạn của quy trình thẩm định;

+ Cung cấp kiến thức về chất lượng dịch vụ y tế;

+ Nâng cao niềm tin của công chúng, người bệnh và cơ quan quản lý đối với bệnh viện;

Cơ quan kiểm định chất lượng chất lượng (thường là các tổ chức phi chính phủ) chịu trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm định chất lượng chất lượng. Giá trị của kiểm định chất lượng chất lượng được cấp phụ thuộc vào uy tín, mức độ được thừa nhận của cơ quan cấp chứng nhận.

Sử dụng các tiêu chuẩn được định sẵn (các tiêu chuẩn thường được các tổ chức công bố rộng rãi và cung cấp miễn phí). Quá trình đánh giá phải được thực hiện công khai, minh bạch.

Các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá phải mang tính thực tế và có thể đạt được tại cơ sở y tế được đánh giá. Các tiêu chuẩn/tiêu chí này cần được xây dựng dựa trên bằng chứng và/hoặc phải phù hợp với các quy định của nhà nước. Thường thì các tiêu chuẩn sẽ vượt quá khả năng đạt được của cơ sở tại thời điểm đánh giá, hoặc gần chạm ngưỡng lý tưởng nhất theo như trong các quy định của nhà nước, nhưng cơ sở có thể dần dần đạt được các tiêu chuẩn này trong tương lai.

Việc đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá có trình độ và công tâm, không chịu tác động của các nhóm lợi ích tại cơ sở đó.

Kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng chất lượng phải được công bố công khai.

1.3. Các thành tố của hệ thống kiểm định chất lượng dịch vụ y tế

1.3.1. Khung pháp lý cho hoạt động kiểm định chất lượng dịch vụ y tế.

Nhìn chung, trên thế giới hiện nay các nước áp dụng chiến lược quốc gia về chất lượng dựa trên sự pha trộn giữa bắt buộc và tự nguyện về quản lý chất lượng.

Các văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành dưới dạng luật, Nghị định hay Thông tư hướng dẫn, có những điều khoản quy định liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng dịch vụ y tế, như: Xây dựng hoặc thừa nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ y tế; Thành lập hoặc cho phép Tổ chức kiểm định chất lượng dịch vụ y tế hoạt động; Hoạt động của cơ quan quản lý chất lượng cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)