III. CôNG CỤ QUẢN LÝ 1 KIểm đỊNH
Hình 3.2 Sơ đồ cơ chế đảm bảo chất lượng
1.4.2. Hạn chế của kiểm định
Hiện nay nhận thức của các nhà quản lý cũng như của xã hội về kiểm định còn hạn chế. Nhiều nhà quản lý chưa nhận thức đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế.
Thứ hai là do cơ chế quản lý chất lượng dịch vụ y tế hiện nay chưa tạo động lực cho các cơ sở tham gia vào hoạt động kiểm định chất lượng. Hiện nay mới chỉ có chuẩn quốc gia về y tế xã, trung tâm y tế dự phòng tỉnh... là những cơ sở đạt tiêu chuẩn cao. Còn những cơ sở khác không hoặc chưa đạt chuẩn quốc gia thì sẽ được hỗ trợ như thế nào, hay không đạt chuẩn đến mức nào thì không được hoạt động?
Thứ ba là việc tuyên truyền vai trò, tác dụng của kiểm định chất lượng còn rất hạn chế. Những thông tin về kiểm định chất lượng được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng chỉ đếm trên đầu ngón tay. do vậy, có nhiều người chưa hiểu biết đầy đủ về vai trò, tác dụng cũng như nội dung của công tác kiểm định chất lượng.
Thứ tư, kiểm định thường xẩy ra sau khi có sản phẩm/dịch vụ (còn gọi là hầu kiểm) nên mang tính chất thụ động, do đó gây thiệt hại khi sản phẩm sản xuất ra không đạt tiêu chuẩn, nên với kiểm định thường tốn kém hơn là thực hiện các biện pháp dự phòng trước.
Ngược lại nếu phòng ngừa bằng cách thực hiện các quy trình chuẩn ngay từ đầu cho đến các quy trình sản xuất (ví dụ như áp dụng các quy trình quản lý theo ISO, TQM,..) thì sẽ phát hiện sớm các sai sót sửa chữa, khắc phục ngay nên không gây tốn kém và phải làm lại các sản phẩm.
2. KIểm TrA
2.1. Khái niệm
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho kiểm tra trở thành chức năng tất yếu và là một công cụ tốt trong quản lý.
Theo H.Fayol: “Kiểm tra là việc kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theo như kế hoạch đã được vạch ra, theo những chỉ thị, những nguyên tắc đã được ấn định hay không. Nó có nhiệm vụ vạch ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa vi phạm. Nó đối phó với mọi sự, gồm có sự vật, con người và hành động”.
Theo Robert J.Mockler, trong tác phẩm “The Management Control Process” đã định nghĩa: Kiểm tra là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những thành tựu thực hiện với định mức đã đề ra và để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt được mục tiêu của đơn vị”. Kiểm tra là một quá trình liên tục thu thập, phân tích, tổng hợp và lưu trữ thông tin nhằm xem các hoạt động có đúng tiến độ, có đạt kế hoạch đề ra trước đó hay không. Kiểm tra còn nhằm chấm điểm, bình xét thi đua theo qui định.
Trong hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, kiểm tra nhằm:
• Phát hiện, sửa chữa sai lầm, tạo ra sáng kiến.
• Tạo ra chất lượng tốt hơn cho hoạt động
• Theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường xã hội và các sự cố bất thường
• Tạo ra chu kỳ hoạt động tốt hơn của hệ thống yTdP nhờ đảm bảo thực hiện các chương trình yTdP, kế hoạch chăm sóc sức khỏe với hiệu quả cao.
• Bổ sung giá trị cho các hoạt động yTdP và chất lượng của dịch vụ yTdP trong cộng đồng.
• Khuyến khích chế độ ủy quyền và hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và trong lĩnh vực y tế dự phòng nói riêng.
Nhu cầu kiểm tra nhằm
• Chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý hệ thống yTdP.
• Kiểm tra còn là nhu cầu của mọi thành viên đúng mực trong hệ thống yTdP.
• Đảm bảo gắn hệ thống yTdP với cộng đồng thông qua quan hệ đối ngoại với các hệ thống khác.
• Hoàn thiện các quyết định về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực yTdP.
• Kiểm tra còn là nhu cầu bảo đảm thực thi quyền lực quản lý của người quản lý hệ thồng yTdP.
Tóm lại, kiểm tra là một quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch được hoàn thành một cách có hiệu quả.
Kiểm tra trong quản lý dịch vụ yTdP là quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đẳm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của các chương trình yTdP được hoàn thành một cách có hiệu quả.
Đó là quá trình hoạt động nhằm phát hiện các sai sót, các ách tắc tại các cơ sở trong hệ thống dịch vụ yTdP trong quá trình hoạt động chăm sóc sức khỏe để có giải pháp xử lý, đồng thời tìm cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để tận dụng, thúc đẩy đạt được mục tiêu đã đề ra một cách sớm nhất, hiệu quả nhất.